Một mẫu tàu thăm dò Mặt trăng do JAXA và Toyota đang nghiên cứu phát triển. (Nguồn: Toyota Motor Corp/Kyodo) |
Công ty cho biết tên lửa dự kiến cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ở miền nam Nhật Bản lúc 8h42 sáng thứ Năm (tức 23h42 thứ Tư GMT), với thời gian phóng cũng có khả năng mở rộng cho đến ngày 15/9.
Lịch trình mới được công bố một tuần sau khi nỗ lực phóng trước đó nhằm đưa tàu vũ trụ đầu tiên của Nhật Bản đáp xuống Mặt trăng đã bị đình chỉ vì gió lớn.
Tên lửa H-IIA, do JAXA và Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries đồng phát triển, là phương tiện phóng vào không gian hàng đầu của Nhật Bản, với 45 lần phóng thành công trong 46 lần thử kể từ năm 2001.
Sau khi tên lửa đẩy hạng trung H3 mới của JAXA thất bại trong lần ra mắt vào tháng Ba, cơ quan này đã hoãn việc phóng tên lửa H-IIA số 47 trong vài tháng để điều tra nguyên nhân.
Báo Yomiuri đưa tin, với hy vọng giúp đẩy nhanh các sáng kiến phát triển hàng không vũ trụ của Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản có thể trợ cấp cho JAXA khoảng 10 tỷ Yen (68,4 triệu USD) trong năm tài chính 2024.
Báo cáo cho biết JAXA sẽ sử dụng khoản trợ cấp này để trả cho các công ty và trường đại học liên quan đến việc phát triển vệ tinh, tên lửa và công nghệ thám hiểm Mặt trăng.
Trước đó, ngày 11/12/2022, tàu vũ trụ của một công ty khởi nghiệp Nhật Bản đã được phóng lên Mặt trăng.
Tin liên quan |
Khám phá mới: Lõi Trái đất là một 'hành tinh bên trong hành tinh' |
Đây là sứ mệnh chinh phục Mặt trăng đầu tiên của Nhật Bản, cũng là sứ mệnh đầu tiên do một công ty tư nhân nước này thực hiện.
Vụ phóng được công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk thực hiện ở Cape Canaveral, bang Florida của Mỹ, sau 2 lần trì hoãn để kiểm tra bổ sung.
Tàu vũ trụ này có kích thước nhỏ, chỉ hơn 2x2,5m, gồm một xe tự hành nặng 10kg do Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sản xuất.
Tàu vũ trụ do công ty khởi nghiệp Ispace, có trụ sở ở Tokyo sản xuất, đã được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Falcon 9 vào 2h38 (giờ địa phương). Đây là phần đầu tiên trong chương trình khám phá vũ trụ, mang tên Hakuto-R (có nghĩa là "Thỏ trắng" trong tiếng Nhật).
Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp Ispace Takeshi Hakamada khẳng định sứ mệnh đầu tiên của công ty sẽ đặt nền tảng cho việc Nhật Bản tham gia khai phá tiềm năng của Mặt trăng. Trước đó, chỉ có Mỹ, Nga và Trung Quốc đưa thành công robot lên bề mặt Mặt trăng.
| Tàu Luna-25 của Nga mất kiểm soát, ai giành thế thượng phong trong cuộc đua đổ bộ Mặt trăng? Với tàu đổ bộ Luna-25 và Chandrayaan-3, Nga và Ấn Độ đang chạy đua để thực hiện những cuộc đổ bộ đầy tham vọng lên ... |
| Tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của Ấn Độ sắp hạ cánh xuống Mặt trăng Theo thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của nước này sắp hạ cánh xuống Mặt ... |
| Hoàn thành nhiệm vụ Mặt trăng với Chandrayaan-3, Ấn Độ phóng tiếp Aditya-L1 nghiên cứu Mặt trời Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu thăm dò Chandrayaan-3 đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên Mặt ... |
| Tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ hoàn thành nhiệm vụ trên Mặt trăng Ngày 3/9, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết tàu thăm dò Chandrayaan-3 đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao ... |
| Châu Âu 'vô tình' được giải cứu khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt? Theo bình luận viên Javier Blas của Bloomberg mới đây, cuộc khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp đã trở thành "đồng minh mạnh mẽ" ... |