Các doanh nghiệp năng lượng Nhật Bản mong muốn có thể tiếp tục mua khí đốt Nga từ dự án dầu khí Sakhalin-2. (Nguồn: Shell) |
Ngày 19/8, nhật báo Asahi (Nhật Bản) cho biết các công ty năng lượng, khí đốt nước này đang lên kế hoạch ký hợp đồng mới để mua khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) từ dự án Sakhalin-2 trong thời gian tới.
Bài báo trích nguồn tin từ doanh nghiệp Nhật Bản cho biết: “Thời hạn trả lời của chúng tôi đang tới gần và chúng tôi sẽ thông báo (cho phía Nga) về dự định ký kết hợp đồng trong thời gian tới”. Theo đó, các tập đoàn Nhật Bản đã được thông báo về các điều khoản cung cấp LNG từ Sakhalin-2 không thay đổi từ nhà điều hành mới.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin một số công ty, bao gồm Kyushu Electric Power và Saibu Gas đã nhận được thông báo về việc chuyển giao dự án Sakhalin-2 cho một nhà điều hành mới. Như vậy, các công ty Nhật Bản, khi mua các nguồn năng lượng trong khuôn khổ dự án dầu khí Sakhalin-2, sẽ có thể được duy trì các điều khoản của hợp đồng, cũng như khối lượng cung cấp.
Nikkei (Nhật Bản) cho biết có tổng cộng 8 công ty năng lượng và khí đốt của Nhật Bản đang mua LNG từ Sakhalin-2 và có ít nhất 5 trong số 8 công ty này đã nhận được thông báo về việc dự án được chuyển cho nhà điều hành mới.
Trước đó, ngày 2/8, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh thành lập, đưa Sakhalin Energy LLC làm nhà điều hành mới của Dự án Sakhalin-2 có đăng ký tại Yuzhno-Sakhalinsk.
Trong khi đó, tại Đức, phát biểu ngày 19/8, Phó Chủ tịch Quốc hội nước này Wolfgang Kubicki thuộc đảng Dân chủ tự do (FDP), cho rằng Berlin nên đưa dự án Dòng chảy phương Bắc 2 cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức vào hoạt động.
Ông nói: “Chúng ta nên nối lại đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 càng sớm càng tốt để lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của chúng ta cho mùa Đông tới... Không có lý do chính đáng nào để không mở lại dự án này”.
Theo ông Kubicki, sau khi mở lại đường ống, nếu Nga cung cấp nhiều khí đốt hơn, điều đó sẽ giúp ích cho cả người dân và ngành công nghiệp của Đức. Ông cũng cho rằng khi các bồn chứa khí đốt đã được lấp đầy, Đức có thể một lần nữa đóng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 và cả các đường ống khác khi Đức đã trở nên độc lập với năng lượng từ Nga.
Trước đó, do xung đột Nga-Ukraine, Đức đã quyết định dừng phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2 từ cuối tháng 2. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Berlin nên mở lại quá trình này.
Trong khi đó, đầu tháng 5/2022, cùng với Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Nhật Bản đã cấm nhập khẩu dầu mỏ và một số mặt hàng khác từ Nga, song không đề cập khí đốt.
| Chuyên gia: Sự không chắc chắn về nguồn cung khí đốt là 'liều thuốc độc' với kinh tế Đức Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) nhận định, vấn đề nguồn cung khí đốt tại Berlin có thể tồn tại ... |
| Croatia chi khủng cho khí đốt, khẳng định vị thế dẫn đầu về năng lượng trong khu vực Ngày 18/8, Chính phủ Croatia thông báo, quốc gia này sẽ đầu tư 180 triệu Euro (182,32 triệu USD) để xây dựng một đường ống ... |
| Czech ứng phó thế nào nếu Nga 'khóa van' hoàn toàn khí đốt? Ngày 17/8, Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Czech Jozef Sikela cảnh báo, nước này có nguy cơ đối mặt với tình trạng không có ... |
| Không chỉ châu Âu, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng đột biến tại Mỹ Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng vọt lên mức chưa từng thấy. Ngày 17/8, giá khí đốt tự nhiên giao sau tăng ... |
| Gazprom: Giá khí đốt của châu Âu có thể tăng 60% vào mùa Đông năm nay Xuất khẩu khí đốt của Gazprom đã giảm 36,2% xuống 78,5 tỷ m³ từ ngày 1/1 đến ngày 15/8 và sản lượng giảm 13,2% xuống ... |