Đây có thể là những bức ảnh chính thức đầu tiên ở Bắc Mỹ về loài chim chim quý hoét đá. (Ảnh: Michael Sanchez) |
Michael Sanchez, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư, tình cờ phát hiện và chụp được hình ảnh của một chú chim nhỏ, với lông màu xanh dương, khi đang thiết lập máy quay ở thác nước Hug Point, bang Oregon, Mỹ. Anh bấm máy một vài lần và hầu như không để tâm đến nó.
Tin liên quan |
Cơ chế bay của loài chim bay nặng nhất thế giới |
Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, những bức ảnh ngẫu hứng giúp Sanchez trở thành một "ngôi sao" và nhiều khả năng đi vào lịch sử bởi đây có thể là bức ảnh đầu tiên về loài chim hoét đá quý hiếm ở Bắc Mỹ.
Theo Guardian, loài này chủ yếu sống ở châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam. Lần duy nhất loài chim này được phát hiện ở khu vực Bắc Mỹ là vào năm 1997. Nhưng các chuyên gia về chim không thể xác định liệu sinh vật đó là chim hoang dã hay chim lồng được thả.
Nếu những hình ảnh của Sanchez được các nhóm nghiên cứu chim địa phương và quốc gia xác minh, anh có thể trở thành người đầu tiên ghi lại thành công sự hiện diện của loài chim hoét đá xanh trong khu vực.
Cá nhân Sanchez vô cùng bất ngờ khi thấy phản ứng của cộng đồng mạng khi anh đăng tải bức ảnh này. Sanchez - người mới theo đuổi sở thích chụp ảnh và chưa bao giờ tự coi mình là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp - khẳng định, đây là một sự may mắn lớn khi anh gặp và chụp được hình ảnh của một loài chim quý.
Sanchez nói: "Tôi rất ngạc nhiên khi thấy điều này gây tác động như thế nào. Thật sửng sốt".
Được biết, các chuyên gia về chim đã liên hệ với Sanchez để xác minh hình ảnh và vị trí của nó. Điều kỳ lạ là làm thế nào loài chim này có thể rời xa quê hương Đông Á của nó, để "định cư" tại khu vực Bắc Mỹ.
Theo Cass Talbot, một chuyên gia thuộc Hiệp hội chim Oregon, con chim này có thể sai lệch trong hệ thống định vị. Chuyên gia này đưa ra giả thuyết: "Nó có thể đã bị lạc, bị mắc kẹt trong một hệ thống gió mạnh hoặc đã quá giang trên một con tàu".
Hiện, chưa có người nào khác nhìn thấy loài chim này trước khi Sanchez chụp ảnh nó. Thế nhưng, kỳ lạ thay, chỉ 4 ngày sau, lại có một con chim hoét xanh được phát hiện ở Quần đảo Farallon ngoài khơi bờ biển San Francisco. Dẫu vậy, người ta chưa rõ đây là cùng một con chim hay con chim khác.
Thông thường, khi các loài chim cực hiếm, không đặc hữu xuất hiện ở bờ biển phía Tây, chúng có xu hướng là chim biển, được phát hiện ở xa bờ. Tuy nhiên, chim hoét đá lại không phải chim biển.
Các nhà khoa học đưa ra nhiều lời giải thích cho hiện tượng chim di cư "lang thang", với điểm đến đôi khi rất xa so với nơi chúng thường cư trú. Điều này có thể bắt nguồn từ sự nhiễu loạn địa từ, thời tiết xấu hoặc sự mở rộng phạm vi sống của chúng theo một cách tự nhiên.
(theo Dân trí)
| Trung Quốc tìm thấy hóa thạch chim có thể tiến hóa từ khủng long từ 120 triệu năm trước Một bộ xương hóa thạch được tìm thấy ở Trung Quốc cho thấy quá trình tiến hóa đáng kinh ngạc của loài chim từ khủng ... |
| Australia: Nước lũ đe dọa các loài chim di cư quý hiếm Sự sống của các loài chim di cư ở phía Nam Australia đã bị đe dọa nghiêm trọng do các đợt lũ lụt gần đây ... |
| Loài chim quý hiếm hồng hoàng phương Đông vượt qua loạt thử thách giải đố cấp độ cao Chim hồng hoàng đạt số điểm cao tương đương như một số loài linh trưởng trong một bài kiểm tra nhận thức ở cấp độ ... |
| Bất ngờ chụp được bức ảnh đầu tiên về loài chim mũ mào vàng sau gần 20 năm Nhóm nghiên cứu lo ngại về tương lai của chim mũ mào vàng do loài này đối mặt mối đe dọa bị mất môi trường ... |
| Nga: Thủ đô Moscow ghi nhận hiện diện của nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng Ngày 25/2, cổng thông tin của chính quyền thành phố Moscow (Nga) cho biết, một số loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ ... |