BIDV vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021. (Nguồn: BIDV) |
BIDV vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021. Theo kế hoạch, ĐHĐCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 27/2/2021 tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (Hà Nội). Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham dự cuộc họp là 29/1/2021.
Về nội dung cuộc họp, ĐHĐCĐ sẽ biểu quyết thông qua kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020; thông qua báo cáo hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát và và định hướng hoạt động năm 2021.
Đồng thời, Đại hội cũng dự kiến thông qua báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2020, phương án trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2020 của ngân hàng.
Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh mới đây, Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú cho biết lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV năm 2020 đạt 9.017 tỷ đồng, giảm khoảng 16% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 8.515 tỷ đồng, giảm 17,3%.
Bởi trong năm 2020, BIDV đã chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ đồng để thực hiện cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn giãm lãi, phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2019. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,43 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm ngoái.
Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1,19 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% và chiếm bình quân 13,5% thị phần tín dụng toàn ngành trong giai đoạn 2016 đến 2020.
Huy động vốn tính đến cuối năm đạt hơn 1,27 triệu tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2016, tăng trưởng bình quân 12,5%/năm giai đoạn 2016 đến 2020 và chiếm bình quân gần 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.
Năm 2021, BIDV đặt mục tiêu tổng tài sản cuối kỳ tăng trưởng khoảng 9%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 12%, huy động vốn tăng khoảng 12% - 14,8%, tỷ lệ nợ xấu đảm bảo dưới 1,6%.VIB vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào ngày 17/2/2021, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/2. Nội dung cuộc họp và địa điểm, thời gian tổ chức chưa được ngân hàng công bố.
VIB cũng vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 và thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thông qua điều lệ, quy chế nội bộ.
Trong 10 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 4.570 tỉ đồng, tăng 40% so với cùng kỉ năm trước, và hoàn thành 100% kế hoạch cả năm 2020. Doanh thu thuần ngoài lãi đạt hơn 2.160 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 24% tổng doanh thu.
Tỷ lệ nợ xấu là 1,6%, tỉ lệ an toàn vốn Basel II là trên 9,5%, cao hơn so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng nhà nước (NHNN) qui định.
Vào tháng 11/2020, VIB đã chính thức niêm yết gần 1 tỉ cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) với giá tham chiếu cho ngày đầu giao dịch là 32.300 đồng/cổ phiếu.
Trước VIB và BIDV, PG Bank cũng đã thông báo ngày họp ĐHĐCĐ thường niên 2021. PG Bank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào ngày 9/3/2021 tại Hà Nội.
Ngày chốt quyền tham dự đại hội là ngày 7/1/2021. Nội dung họp là để thảo luận và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021, báo cáo hoạt động năm vừa qua, mức chia cổ tức... và kiện toàn nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Trước đó, hơn 300 cổ phiếu PG Bank chính thức được giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 24/12 với giá tham chiếu 15.500 đồng/cổ phiếu.
Ông Nguyễn Quang Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị PG Bank cho biết năm 2020, lợi nhuận PG Bank dự kiến đạt 210 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch đề ra. Năm 2021, PG Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 310 tỷ đồng, tăng hơn 45% so với năm 2020.
Hiện tại, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng. Ngân hàng có một cổ đông lớn duy nhất là Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam với 120 triệu cổ phần nắm giữ, tương đương với 40% vốn điều lệ.
Về kết quả hoạt động kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của PG Bank đạt 132 tỷ đồng, tương đương cùng kì năm 2019 và thực hiện được 69,5% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 105 tỷ đồng.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đạt 34.396 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 5% lên 24.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng gần 10% đạt 27.913 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay ở mức 2,87%.
Hiện PG Bank đang trong quá trình chờ hoàn tất sáp nhập vào HDBank. Thương vụ này đã kéo dài trong 3 năm qua.
Cuối tháng 1/2020 này, Kienlongbank cũng tiến hành ĐHCĐ bất thường bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2018 - 2022.
Số lượng thành viên dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2020 là tối đa 2 thành viên, nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng theo định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian sắp tới. Nội dung cụ thể cuộc họp Kienlongbank sẽ thông báo đến cổ đông trong thư mời.
Trước đó, ngày 12/04/2019 ĐHCĐ thường niên năm 2019 của Kienongbank đã thông miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2022 đối với 1 thành viên và trong tháng 11/2020 vừa qua có thêm 1 Thành viên HĐQT có đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT để tập trung công tác điều hành với chức vụ Phó tổng giám đốc.
Theo đó, số lượng thành viên HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018 – 2022 còn lại thực tế là 6 thành viên.
Nhìn chung các ngâ nhàng đang có động thái sớm với việc triển khai kế hoạch ĐHCĐ thường niên 2021, nhằm tranh thủ khi Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19.
| Ngân hàng dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng cho khách hàng năm 2021 TGVN. Vụ Dự báo, Thống kê Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công bố kết quả điều tra xu hướng tín dụng của ... |
| 4 chính sách mới về ô tô có hiệu lực từ 2021 TGVN. Đáng lưu ý là thuế nhập khẩu ô tô từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục giảm theo lộ trình của Hiệp ... |
| Ngân hàng sẽ thịnh hành xu hướng nào năm 2021? TGVN. Lợi nhuận tốt, tăng cường quản trị, niêm yết trên sàn chứng khoán… tiếp tục là xu hướng của ngân hàng trong 2021. Bên ... |