Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD. (Nguồn: Vneconomy) |
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) thông tin, Việt Nam hiện là nước đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) về sản xuất và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép.
Tin liên quan |
VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp |
Ngành da giày vẫn tập trung vào các thị trường chính chiếm 97,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm: Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất (giày dép 41,4 %, túi xách 47%), tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU - giày dép 29,5 %, túi xách 25,4 %). Châu Á hiện chiếm 22,2 % về giầy dép và 24,5% về túi xách.
Tổng xuất khẩu da giày sang 16 nước lớn nhất gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan, Đức, vương quốc Anh, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Australia, Mexico, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Đài Loan (Trung Quốc) chiếm trên 88,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
"Thách thức lớn nhất với ngành da giày lúc này là đáp ứng các quy tiêu chuẩn mới mà nhiều quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đưa ra, đó là tính bền vững trong sản xuất, yêu cầu về trách nhiệm xã hội...
Điển hình như thị trường EU, từ quý II/2024, thị trường này đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái với các thiết kế bền vững.
Hay như vấn đề truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng. Nếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, chúng ta sẽ phải minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất tại khu vực sản xuất", bà Xuân nhận định.
Những chính sách thay đổi của thị trường nhập khẩu sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành. Nhiều dấu hiệu cho thấy, xuất khẩu của ngành da giày phục hồi mạnh mẽ từ những tháng cuối năm 2023. Hiện, một số doanh nghiệp lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm 2025.
Trong tương lai, để tiếp tục tận dụng được cơ hội từ các FTA mang lại, các chuyên gia cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ và nguyên phụ liệu ngành da giày trong nước là vô cùng quan trọng.
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam đề xuất hỗ trợ hình thành các khu công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chuyên biệt cho ngành da giày, tập trung sản xuất da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm khuôn, đế… thuận tiện cho bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất tập trung.
| Các cơ quan đại diện hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung hội nhập quốc tế Ngày 28/12 tại Đà Nẵng, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao tổ chức hội thảo 'Phát huy vai trò các cơ ... |
| Áp lực bủa vây, thanh niên Trung Quốc từ chối hẹn hò, lối sống 'độc thân vui vẻ' lên ngôi Lựa chọn sống độc thân một cách vui vẻ đang là lối sống được rất nhiều người trẻ của nền kinh tế lớn thứ hai ... |
| Đức: Từ kỳ tích kinh tế đến bài học đau thương, chỉ vì 'quay lưng' với Nga? Nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp Đức, từ ô tô, hóa chất đến luyện kim, phụ thuộc nặng nề vào năng lượng giá rẻ ... |
| Kinh tế Bình Định năm 2024 tăng 7,78%, một lĩnh vực thắng lợi toàn diện Năm 2024, Bình Định đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - ... |
| Dự báo thời điểm quy mô GDP của Việt Nam vượt Singapore, đất nước hình chữ S hưởng lợi nhờ điều gì? Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), năm 2024, ước ... |