Ảnh minh họa. |
Trong đó, Hà Nội là điểm có thay đổi lớn nhất với số người có nhu cầu mua và sử dụng sừng tê giác giảm 77%; số người tin vào công dụng chữa bệnh của sừng tê giảm 53%.
"Kết quả trên giúp chúng ta có thêm hy vọng để đảm bảo sự sinh tồn của loài tê giác", TS. Teresa M. Telecky, Giám đốc bộ phận loài hoang dã thuộc tổ chức HSI nói. Ông M. Telecky cho biết, nhu cầu về sừng tê giác là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài này, do vậy việc giảm nhu cầu về sừng tê có vai trò rất quan trọng. Mặc dù chiến dịch mới triển khai được trong một thời gian ngắn nhưng đã có thành công to lớn trong việc thay đổi nhận thức, hành vi của người sử dụng sừng tê giác, qua đó giúp các đơn vị làm nhiệm vụ bảo tồn có thêm nhiều hy vọng để cứu loài tê giác.
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc CITES Việt Nam chia sẻ, nhu cầu sừng tê giác ở Việt Nam dù chỉ tồn tại ở một bộ phận nhỏ dân số nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khôi Linh