Nhỏ Bình thường Lớn

Nhu cầu tiêu thụ giảm, lượng khí đốt từ Nga chảy vào EU vẫn tăng vùn vụt

Ngày 16/7, hãng thông tấn Cộng hòa Czech (CTK) dẫn báo cáo tháng 7 của Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) cho biết, trong nửa đầu năm 2024 tổng cộng 80 tỷ m³ khí đốt tự nhiên đã được vận chuyển vào Liên minh châu Âu (EU) thông qua các hệ thống đường ống.
(Nguồn: The Moscow Times)
Xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU tăng mạnh. (Nguồn: The Moscow Times)

Hơn một nửa trong số khí đốt nói trên là nhập khẩu từ Na Uy. Các nước xuất khẩu chủ yếu tiếp theo lần lượt là Algieria, Nga và Azerbaijan.

GECF không nêu số liệu cụ thể về từng nhà xuất khẩu, song cho biết so với cùng kì năm 2023, lượng khí đốt tự nhiên EU nhập từ Nga đã tăng tới 24%.

Tin liên quan
Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của EU vẫn có xu hướng giảm khi lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu vào khối trong tháng 6 đã giảm xuống còn 7,4 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.

Trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu LNG vào EU giảm 19% so với cùng kì năm 2023, xuống còn 47,22 triệu tấn.

Kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022, các quốc gia thành viên EU đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, chủ yếu là khí đốt tự nhiên.

Khối 27 thành viên vẫn đang cố gắng giảm mức tiêu thụ và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, chẳng hạn như LNG từ Mỹ hoặc khí đốt từ Azerbaijan.

Ấn Độ yêu cầu Nga hạ bớt một số hàng rào phi thuế quan, khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble

Ấn Độ yêu cầu Nga hạ bớt một số hàng rào phi thuế quan, khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble

Ấn Độ đang tìm cách tăng cường xuất khẩu sang Nga, bao gồm cả việc khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble, đồng ...

Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức

Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã thông báo, nước này đang chuẩn bị gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Thông tin ...

Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Cải cách kinh tế đang được tiến hành tại Nigeria, nhưng hiện tại, thuốc men, thực phẩm và các mặt hàng cơ bản khác có ...

Bolivia tìm thấy 'siêu mỏ khí đốt' - phát hiện quan trọng nhất kể từ năm 2005

Bolivia tìm thấy 'siêu mỏ khí đốt' - phát hiện quan trọng nhất kể từ năm 2005

Mới đây, một mỏ khí đốt có trữ lượng 1,7 nghìn tỷ m³, giá trị thị trường ước tính khoảng 6,8 tỷ USD được phát ...

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,6% vào năm tới và 4,2% vào năm 2026. Những con số này sẽ giảm xuống 3% trong cả hai ...

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn