Những “Bộ đội Cụ Hồ” là “sứ giả hòa bình” của Việt Nam

Với quyết định cử hai sĩ quan của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Sudan, những anh “Bộ đội Cụ Hồ” của Việt Nam sẽ không chỉ là những người lính hòa bình của LHQ mà còn là sứ giả của dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, luôn hết lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân và nhân loại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trao Quyết định cho hai sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi lễ Công bố Quyết định thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và trao quyết định cho hai sĩ quan của quân đội Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan tổ chức sáng nay 27/5 tại Hà Nội.

Sẽ có mặt nơi hòa bình cần

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, hòa bình, hạnh phúc luôn là mục tiêu cao cả của nhân loại. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo trên thế giới nhưng nguy cơ xung đột, chiến tranh vẫn chưa được hoàn toàn loại bỏ, còn tiềm ẩn ở nhiều nơi trên thế giới. Hòa bình chỉ có thể được kiến tạo khi những hoạt động đơn phương, trái với luật pháp quốc tế phải được đấu tranh loại bỏ. Hòa bình chỉ có thể được gìn giữ khi tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, đều cùng sẻ chia trách nhiệm gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bằng những hành động thiết thực, cụ thể. Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm tàn khốc nên Việt Nam luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình nhưng cũng luôn phấn đấu và hành động vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.

Theo Phó Thủ tướng, những người lính cách mạng Việt Nam, được nhân dân gọi là anh “Bộ đội Cụ Hồ” với tất cả sự tin yêu, sẽ có mặt ở Nam Sudan và sẽ có mặt ở những nơi hòa bình cần.

“Rồi đây, những anh ‘Bộ đội Cụ Hồ’ sẽ mang trên đầu những chiếc mũ nồi xanh của hòa bình nhưng dòng máu Lạc Hồng, truyền thống bốn ngàn năm văn hiến vẫn luôn trong tất cả mọi con tim, khối óc của những người lính ‘vai mang gươm, tay mềm mại bút hoa’, ‘đi dân nhớ, ở dân thương’, ‘nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’. Đảng, Nhà nước, Nhân dân và bạn bè quốc tế tin tưởng chắc chắn rằng, các anh sẽ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo đúng mục đích và quy định của LHQ, đóng góp xứng đáng và chia sẻ kinh nghiệm cùng lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Việt Nam đã sẵn sàng

Thực hiện đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tiến hành chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Ngày 4/12/2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 4792/QĐ-BQP thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đây là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng, sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu và sự quản lý của Bộ Tổng tham mưu. Trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đào tạo, huấn luyện, chuẩn bị và triển khai lực lượng, chỉ huy và điều hành toàn bộ lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ của QĐND Việt Nam.

Để chuẩn bị lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, Bộ Quốc phòng đã cử gần 200 cán bộ công binh và quân y ra nước ngoài đào tạo tiếng Anh, kiến thức và quy trình cần thiết. Theo lộ trình của Đề án Tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ, Việt Nam sẽ triển khai một bệnh viện dã chiến cấp 2 và một đại đội công binh đến Phái bộ Nam Sudan trong năm 2015. Trước mắt, Bộ Quốc phòng sẽ cử 2 cán bộ làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc.

Hai sỹ quan quân đội được cử đi làm nhiệm vụ tại Phái bộ của LHQ ở Nam Sudan là Trung tá Mạc Đức Trọng và Trung tá Trần Nam Ngạn, thuộc Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ của sĩ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ ở Nam Sudan là làm cầu nối giữa Sở chỉ huy phái bộ với các đơn vị của LHQ, với các tổ chức quốc tế, chính quyền nước sở tại và các phe phái chính trị, quân sự tại địa phương.

Hiện thực hóa cam kết của Việt Nam vì nỗ lực chung

Nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện thành lập Trung tâm Gìn giữ Hòa bình Việt Nam và quyết định cử hai sĩ quan quân đội Việt Nam đến Nam Sudan, bà Ameerah Haq, Phó Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh đây sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn mới và quan trọng trong mối quan hệ của Việt Nam với lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Bà Phó Tổng thư ký còn cho rằng đây là bằng chứng rõ ràng nhất về cam kết của Việt Nam cho những nỗ lực chung.

“Không chỉ được công nhận trên toàn cầu về việc thực hiện tốt nhất cũng như những bài học về công tác giảm nghèo và phát triển bền vững; với việc thành lập trung tâm này của Việt Nam, chúng tôi có thể chắc chắn rằng tính chuyên nghiệp, sự năng động, sáng tạo của đất nước các bạn sẽ sớm được chứng tỏ với thế giới thông qua lĩnh vực gìn giữ hòa bình này”, bà Ameerah Haq nói.

Thay mặt Bộ Ngoại giao tới dự buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga khẳng định sự kiện là thành quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam với LHQ và các đối tác quốc tế trong hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Kể từ khi được thành lập, các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện sứ mệnh cao cả của LHQ là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Trong tình hình bất ổn xung đột vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới các hoạt động này ngày càng phát huy vai trò của mình được cộng đồng coi trọng và đánh giá cao.

“Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại độc lập tự chủ hòa bình hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình là một bước triển khai cụ thể rõ ràng của chính sách trên, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam là thành viên tích cực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Cùng với việc triển khai thí điểm sáng kiến Một Liên hợp quốc, việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đã góp phần củng cố hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và LHQ”, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga nói./.

Phó Tổng thư ký LHQ, bà Ameerah Haq: “Chúng tôi rất hài lòng với quyết định của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Như tôi đã nói đây là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ đối tác Việt Nam – LHQ. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các quan sát viên quân sự, nhân viên y tế, kỹ thuật... Hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ngày càng gia tăng, do đó sự sẵn sàng cũng như khả năng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của các nước, trong đó có Việt Nam, thực sự quan trọng. Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc quyết định này trong thời gian dài và chúng tôi cho rằng đây là một thái độ nghiêm túc, cẩn trọng. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Việt Nam tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình này”.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: “Các sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, và khẳng định khả năng của Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào lực lượng này. Hiện tại một vấn đề lớn đặt ra là việc xây dựng Trung tâm Gìn giữ Hòa bình đảm bảo đủ năng lực tổ chức huấn luyện, điều khiển, chỉ huy, hiệp đồng tất cả các hoạt động liên quan gìn giữ hòa bình LHQ. Bên cạnh hoạt động trên thực địa, có các hoạt động huấn luyện, đào tạo nhân lực. Chúng ta phải chuẩn bị về lâu dài các lực lượng sĩ quan có trình độ ngoại ngữ; đủ kiến thức chuyên môn như về công binh, quân y, quân sự, đặc biệt là kiến thức về gìn giữ hòa bình. Đây là nhiệm vụ chính của Trung tâm Gìn giữ Hòa bình trong thời gian tới”.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada: Tình hình thế giới ngày càng trở nên phức tạp. Chúng ta đã nỗ lực hết sức vì hòa bình hợp tác tại khu vực, nhưng một số nước vẫn có sự ép buộc nước khác hoặc thay đổi hiện trạng một cách đơn phương bằng việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng ta phải làm gì? Việc tuân thủ luật pháp là quan trọng. Mỗi nước, dù lớn hay nhỏ, yếu hay mạnh đều bình đẳng trước pháp luật, chúng ta phải theo sát nguyên tắc này, phải ủng hộ đoàn kết thống nhất tại khu vực cũng như trong cộng đồng quốc tế. Chính phủ Nhật Bản duy trì chính sách đóng góp tích cực cho hòa bình để khu vực và thế giới và Chính sách hòa bình và hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng có nhiều điểm tương đồng.

Nhật Bản lần đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình năm 1992. Từ đó chúng tôi tham gia nhiều hoạt động gìn giữ hòa bình khác, chúng tôi đã hợp tác với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, để trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam để đảm bảo hòa bình ổn định trên thế giới. Các lực lượng của Nhật Bản tại Nam Sudan sẽ hỗ trợ hết mức các lực lượng của Việt Nam, hợp tác với lực lượng Việt Nam tại thực địa. Đây cũng là sự thể hiện sự phát triển của mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam. Hy vọng hợp tác hai bên của chúng ta tại Nam Sudan sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp vào hòa bình tại Nam Sudan, tạo điều kiện cho hai nước hợp tác vì hòa bình ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác”.

Nguyên Khôi

Đọc thêm

Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại Hungary vừa tổ chức Gala chào năm mới và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Ấn Độ trang bị ngư lôi hạng nặng thế hệ mới, gia tăng hợp tác quân sự với láng giềng Nepal

Ấn Độ trang bị ngư lôi hạng nặng thế hệ mới, gia tăng hợp tác quân sự với láng giềng Nepal

Ấn Độ và công ty đóng tàu của Pháp đã ký kết một thỏa thuận cung cấp ngư lôi hạng nặng điện tử F21 mới cho tàu ngầm diesel-điện lớp ...
Hé lộ màu sắc mới của bộ đôi Samsung Galaxy S25 và S25 Ultra

Hé lộ màu sắc mới của bộ đôi Samsung Galaxy S25 và S25 Ultra

Samsung dự kiến sẽ ra mắt dòng Galaxy S25 tại sự kiện Unpacked vào ngày 22 tháng 1, hứa hẹn mang đến loạt nâng cấp đáng giá cũng như thiết ...
Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Baoquocte.vn. Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh.
Hai cầu thủ Barcelona Olmo và Victor được thi đấu ở chung kết Siêu cup Tây Ban Nha

Hai cầu thủ Barcelona Olmo và Victor được thi đấu ở chung kết Siêu cup Tây Ban Nha

Dani Olmo và Pau Victor được đăng ký tạm thời và đủ điều kiện thi đấu ở trận chung kết Siêu cup Tây Ban Nha 2025 vào ngày 13/1 tới.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động