Những điểm sáng hiếm hoi từ Hội nghị Liên đoàn Ả rập

Diễn ra ngày 29/3 tại Jordan, Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả rập (AL) được trông chờ là sẽ tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề trong và ngoài khối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap Ai Cập và Jordan phối hợp thúc đẩy thành lập Nhà nước Palestine
nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap Tổng thống Palestine tái khẳng định theo đuổi giải pháp hai nhà nước

Điều khó khăn nhất trong Hội nghị lần này là tìm được những giải pháp giành được sự nhất trí chung của tất cả các nước trong bối cảnh quan hệ các quốc gia trong khối vẫn còn bất đồng.

Điểm chung hiếm hoi

Tuy các nhà lãnh đạo Ả rập hiện nay khó có thể hàn gắn các bất đồng về vai trò của Iran trong khu vực hay cuộc chiến khó khăn ở Syria và Yemen nhưng họ vẫn nhất trí ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel - Palestine.

Phát biểu với hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến việc các nước Ả rập sẽ đồng thuận về vấn đề Palestine để điều này sẽ được phản ánh rõ ràng trong các cuộc thảo luận của các nước Ả rập với chính quyền mới của Mỹ”. 

Phía Palestine cũng mong muốn đưa vùng Đông Jerusalem - vốn bị Israel chiếm giữ trong cuộc xung đột Israel - Ả rập năm 1967 thành thủ đô của một nhà nước trong tương lai, bao gồm vùng Bờ Tây bị Israel chiếm đóng và Dải Gaza.

Ngoài ra, theo Reuters, bản dự thảo giải pháp về vấn đề Jerusalem sẽ yêu cầu tất cả các nước Ả rập phải phản ứng trước mọi động thái di chuyển đại sứ quán tới đây dù của bất kỳ nước nào, nhưng không đề cập cụ thể tới Mỹ và Israel: “Vấn đề Palestine là vấn đề trọng tâm. Đây là nguyên nhân căn bản của cuộc xung đột trong khu vực và giải pháp cho vấn đề này là chìa khóa cho hòa bình và ổn định. Chúng tôi hy vọng có thể khởi động lại các nỗ lực để đưa các cuộc đàm phán thực chất trở lại”, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi nói.

nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap
Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi

Hòn đá tảng chắn đường

Trước khi nhậm chức vào tháng 1/2017, ông Donald Trump từng cam kết dời Đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv sang Jerusalem - động thái bị các nước Ả rập phản đối khi cho rằng điều này đồng nghĩa với việc công nhận chủ quyền của Israel ở Jerusalem.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hồi tháng 2/2017, ông Trump cũng bày tỏ dấu hiệu rằng ông để ngỏ khả năng giải pháp một nhà nước cho cuộc xung đột này.

Giải pháp một nhà nước mà ông Trump đề cập sẽ gây bất ổn cho cả hai bên, bởi nó sẽ đồng nghĩa với việc người Palestine sẽ bị phân biệt đối xử dưới sự cai trị của người Israel. Trường hợp người Palestine được đối xử ngang hàng với những công dân Israel khác cũng khó có thể xảy ra khi điều này sẽ đánh vào lòng tự tôn của người Do Thái.

Được biết, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi và Quốc vương Jordan Abdullah đều có kế hoạch gặp Tổng thống Trump trong thời gian sớm nhất để bàn thảo về vấn đề này.

nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng ngày 15/2. (Nguồn: GettyImages)

Còn nhiều chia rẽ

Bất đồng lớn nhất giữa các nước Ả rập là về vai trò của Iran trong khu vực, bởi nước này bị cho là đồng minh của Syria và Iraq cũng như phong trào Hezbollah chi phối Lebanon. Iran (vốn là quốc gia theo dòng Hồi giáo Shi’ite) và Saudi Arabia ủng hộ hai phe đối địch trong các cuộc nội chiến ở Syria và Yemen, cũng như trong các cuộc xung đột chính trị và phe phái âm ỉ trong nhiều năm qua tại Bahrain và Lebanon. 

Mâu thuẫn chính trị ở Trung Đông đã kích động căng thẳng giáo phái giữa hai dòng Hồi giáo chính là Sunni và Shi’ite trong những năm gần đây và làm gia tăng tình trạng bạo lực. Phát biểu trong một cuộc họp với những người đồng cấp trước thềm Hội nghị, Ngoại trưởng Jordan Safadi nói: “Chúng ta đang gặp gỡ trong một kỷ nguyên đầy khó khăn của thế giới Ả rập, vốn bị chi phối với các cuộc khủng hoảng và xung đột đang tước đi sự ổn định và an ninh mà chúng ta cần để duy trì các quyền của người dân”. 

Một quan chức Jordan tiết lộ với Reuters rằng bản tuyên bố chung của Hội nghị được cho là sẽ nêu ra lời chỉ trích Iran về việc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Ả rập - cáo buộc mà Iran vẫn luôn phủ nhận. Năm ngoái, tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo cũng bao gồm đoạn nội dung tương tự như vậy. 

nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap
Quốc vương Saudi Arab Salman (phải) bắt tay Tổng thống Ai Cập Sisi (trái) tại sân bay quốc tế Cairo năm 2016. (Nguồn: Reuters)

Ánh sáng cuối đường hầm

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng tỏ ra lạc quan hơn về tình hình khu vực, khi mối quan hệ giữa Saudi Arabia, quốc gia giàu có nhất trong thế giới Ả rập, và Ai Cập, quốc gia đông dân nhất trong khu vực, dần có chuyển biến tốt. Hai nước này từng là đồng minh thân cận trong nhiều thập kỷ trước khi Mùa Xuân Ả rập nổ ra năm 2011. Sau đó quan hệ hai nước đã gặp nhiều biến cố, mà gần đây là khác biệt về cách tiếp cận với cuộc chiến ở Syria và việc phân định biên giới trên biển.

Trong một động thái tích cực, hồi đầu tháng 3/2017, Tập đoàn dầu khí khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia đã nối lại việc vận chuyển dầu tới Ai Cập. Tổng thống Ai Cập Sisi cũng hy vọng sẽ có cuộc gặp song phương với Quốc vương Saudi Arab Salman tại Amman trong tuần này. 

Mustafa Alani, chuyên gia an ninh người Iraq có quan hệ mật thiết với Bộ Nội vụ Saudi Arabia, đánh giá: “Hội nghị thượng đỉnh AL sẽ mang lại kết quả - đó là quan điểm thống nhất về chính sách của Washington tại Palestine. Họ có thể bất đồng về tất cả các vấn đề khác, nhưng tôi cho rằng đây sẽ là vấn đề đạt được nhất trí”. 

nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap Đức hoài nghi việc Israel muốn theo đuổi giải pháp hai nhà nước

Ngày 25/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schäfer cho biết, Đức nghi ngờ việc Israel muốn theo đuổi giải pháp hai nhà ...

nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap Tín hiệu tích cực cho tiến trình hòa giải dân tộc ở Palestine

Sau nhiều nỗ lực đàm phán, hai phong trào hàng đầu của Palestine là Hamas và Fatah đã cùng đạt được thỏa thuận thành lập ...

nhung diem sang hiem hoi tu hoi nghi lien doan a rap Palestine cảnh báo về “sự hỗn loạn” nếu ĐSQ Mỹ chuyển tới Jerusalem

Ngày 16/12, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erakat cảnh báo, nếu ông Donald Trump thực hiện lời hứa chuyển Đại ...

Minh Quân (theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động