Nhỏ Bình thường Lớn

Những kịch bản nào khả thi cho tương lai của Myanmar?

TGVN. Gần 2 tháng sau cuộc chính biến, Myanmar vẫn đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa lối thoát, với con số người chết trong các cuộc biểu tình vẫn không ngừng tăng lên.
Những kịch bản nào khả thi cho tương lai của Myanmar?
Một con đường ở Yangon, Myanmar như chiến trường sau một cuộc biểu tình phản đối đảo chính. (Nguồn: Reuters)

Các cuộc biểu tình phản đối vẫn diễn ra hầu như hàng ngày, trên khắp các thành phố lớn của Myanmar, cùng với đó các tin tức về những người biểu tình thiệt mạng, bị bắt khi đối đầu với lực lượng an ninh.

Theo thống kê của một nhóm hoạt động, cho tới nay ít nhất 248 người biểu tình đã thiệt mạng do sự trấn áp của lực lượng an ninh. Trong khi đó, quân đội cho biết 2 cảnh sát cũng thiệt mạng trong khi đối phó với các cuộc biểu tình. Ngoài ra, hơn 2.000 người biểu tình cũng bị cảnh sát bắt giữ.

Kể từ cuộc chính biến ngày 1/2, giới chức quân đội Myanmar đã nỗ lực thay đổi bức tranh chính trị của nước này bằng việc gây sức ép đối với đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, bắt giữ các lãnh đạo của đảng này và thiết lập một chính quyền dân sự.

Tin liên quan
Chính biến ở Myanmar: Từ các góc nhìn đến kịch bản Chính biến ở Myanmar: Từ các góc nhìn đến kịch bản

Tuy nhiên, cuộc chính biến chưa được xem là thành công, do quân đội thiếu khả năng kiểm soát các bộ máy nhà nước, dân số và nền kinh tế vốn đang lao dốc. Phong trào phản kháng đang lan khắp các bộ ngành chủ chốt của nước này.

Lấy ví dụ, các nhân viên tại Ngân hàng Trung ương Myanmar và các ngân hàng thương mại cũng tham gia biểu tình, và các giới hạn được đặt ra đối với việc rút tiền báo hiệu một cuộc khủng hoảng thanh khoản đang rình rập.

Ngoại thương của Myanmar bị đóng băng, với sản lượng xuất khẩu sụt giảm 90%. Nhiều chuyên gia đang biểu tình và 2/3 bệnh viện ở nước này hiện không hoạt động đầy đủ, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tràn lan. Ngay cả một số cảnh sát cũng tham gia các cuộc biểu tình, từ chối tuân thủ mệnh lệnh của quân đội.

Làn sóng biểu tình vẫn đang lan rộng khắp đất nước và chưa có dấu hiệu dừng lại, với sự tham gia của nhiều người trẻ. Một câu hỏi được đặt ra là, tình trạng lộn xộn, bạo lực như hiện nay sẽ đi về đâu?

Giới chuyên gia nhận định, một loạt các kịch bản có khả năng xảy ra, tùy vào các nhân tố tạo điều kiện.

Kịch bản thứ nhất là quân đội nắm quyền hoàn toàn. Nếu điều này xảy ra, quân đội có thể trì hoãn tổ chức một cuộc bầu cử mới trong vài năm với lý do để phục hồi sự ổn định.

Kịch bản thứ hai là Myanmar đi theo lộ trình mà Tướng Min Aung Hlaing đã vạch ra: Tổ chức bầu cử trong vòng 1 năm và tái thiết lập một quốc hội nửa dân cử.

Quân đội giờ đây nhiều khả năng đã nhận ra rằng hệ thống chính trị mà họ thiết kế theo hiến pháp không đảm bảo chiến thắng chính trị của họ. Đảng Liên minh đoàn kết và phát triển (USDP) được quân đội hậu thuẫn đã không thể có đủ ghế để "vượt mặt" NLD, ngay cả với lợi thế 1/4 số ghế Quốc hội được giao cho quân đội.

Chính quyền quân sự có thể cố gắng thiết kế lại hệ thống bầu cử dựa trên việc đại diện theo tỷ lệ, coi đây là cơ hội để các đảng phái chính trị và sắc tộc khác giành được nhiều ghế hơn trong cuộc bầu cử mới. Một cuộc bầu cử cũng có thể diễn ra sau đó để NLD bị loại khỏi bản đồ bầu cử.

Kịch bản thứ ba là, cuộc chính biến không thành công hay thất bại rõ ràng, gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài.

Một cuộc khủng hoảng kéo dài cũng có thể xảy ra nếu có sự tái tổ chức quyền lực lớn trong quân đội dẫn đến các cuộc cạnh tranh quyền lực không lường trước được.

Những bế tắc tiềm tàng do các nhóm quân sự và dân sự không công nhận lẫn nhau để đàm phán cũng có thể dẫn tới các tình huống bế tắc kéo dài.

Kịch bản thứ 4, cuộc chính biến có thể thất bại và Myanmar trở lại hình thức chính phủ theo hiến pháp năm 2008, trong đó các thành viên của đảng NLD được phóng thích và kết quả cuộc bầu cử 2020 được tôn trọng, như kêu gọi của Liên hợp quốc và phần lớn cộng đồng quốc tế.

Viễn cảnh này có thể thành hiện thực nếu vị thế lãnh đạo của Tướng Min Aung Hlaing sụt giảm. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng viễn cảnh này khó xảy ra với ông với tư cách là chỉ huy các lực lượng vũ trang.

Những kịch bản nào khả thi cho tương lai của Myanmar?
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. (Nguồn: Times)

Viễn cảnh cuối cùng là cuộc chính biến thất bại và chính phủ dân sự lãnh đạo một sự chuyển tiếp mới. Nhiều người biểu tình và các nhóm đang kêu gọi một sự dàn xếp chính trị mới thông qua việc loại quân đội khỏi đời sống chính trị và hiến pháp 2008 do quân đội soạn thảo.

Thay vì ủng hộ mạnh mẽ NLD hay bà Aung San Suu Kyi, nhiều người tại Myanmar đang tuần hành vì một chủ nghĩa liên bang dân chủ - một hệ thống mà các nhóm thiểu số đã đấu tranh kể từ năm 1947.

Nếu kịch này xảy ra, một cuộc chống chính biên ngay trong quân đội có thể cần thiết để có một ban lãnh đạo mới sẵn sàng làm việc dưới quyền của chính phủ dân sự.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nằm ở chính người dân Myanmar. Họ phải lựa chọn số phận và hệ thống chính phủ một cách hợp pháp. Một chính phủ không hợp pháp kéo dài sẽ chỉ làm gia tăng khó khăn và bất ổn cho người dân.

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật lên án cuộc chính biến ở Myanmar
Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự thêm cáo buộc mới với Bà Aung San Suu Kyi
Tình hình Myanmar: Trung Quốc nêu quan điểm, Mỹ cấp quy chế tị nạn tạm thời cho công dân Myanmar
Nhật Bản 'công nhận' 'Ngoại trưởng mới' của Myanmar?
Chính biến ở Myanmar: Từ các góc nhìn đến kịch bản

(theo Dân trí)

Tin cũ hơn

Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang
Bạo loạn ở New Caledonia: Tổng thống Pháp chủ trì họp khẩn lần thứ 3 trong chưa đầy một tuần Bạo loạn ở New Caledonia: Tổng thống Pháp chủ trì họp khẩn lần thứ 3 trong chưa đầy một tuần
Vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp sự cố: Chưa tìm thấy dấu hiệu sống sót Vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp sự cố: Chưa tìm thấy dấu hiệu sống sót
Diễn biến mới nhất vụ ám sát Thủ tướng Slovakia: Hung thủ không phải là 'con sói đơn độc'? Diễn biến mới nhất vụ ám sát Thủ tướng Slovakia: Hung thủ không phải là 'con sói đơn độc'?
Máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Ông Putin triệu tập họp khẩn, ra mệnh lệnh nóng; Thổ Nhĩ Kỳ nhập cuộc tìm kiếm Máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Ông Putin triệu tập họp khẩn, ra mệnh lệnh nóng; Thổ Nhĩ Kỳ nhập cuộc tìm kiếm
Ảnh ấn tượng (13-19/5): Tổng thống Ukraine nói phương Tây tạo cho Nga ‘lợi thế lớn nhất', Ngoại trưởng Mỹ chơi nhạc tại quán bar ở Kiev Ảnh ấn tượng (13-19/5): Tổng thống Ukraine nói phương Tây tạo cho Nga ‘lợi thế lớn nhất', Ngoại trưởng Mỹ chơi nhạc tại quán bar ở Kiev
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thử hạt nhân cận tới hạn lần thứ 3, Triều Tiên phản ứng mạnh Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thử hạt nhân cận tới hạn lần thứ 3, Triều Tiên phản ứng mạnh
Nga tuyên bố hạ 9 tên lửa tầm xa ATACMS Mỹ, một nước NATO thừa nhận 'không thể thắng' Moscow, Đức tính đổ thêm tiền cho Ukraine Nga tuyên bố hạ 9 tên lửa tầm xa ATACMS Mỹ, một nước NATO thừa nhận 'không thể thắng' Moscow, Đức tính đổ thêm tiền cho Ukraine
Trực thăng chở Tổng thống Iran Raisi gặp sự cố, chưa tiếp cận được nhà lãnh đạo, nỗ lực ứng cứu gặp bất lợi vì thời tiết xấu Trực thăng chở Tổng thống Iran Raisi gặp sự cố, chưa tiếp cận được nhà lãnh đạo, nỗ lực ứng cứu gặp bất lợi vì thời tiết xấu
Điểm tin thế giới sáng 20/5: Sản lượng dầu thô Iran tăng, Pháp hủy kế hoạch rước đuốc, đảo chính ở CHDC Congo Điểm tin thế giới sáng 20/5: Sản lượng dầu thô Iran tăng, Pháp hủy kế hoạch rước đuốc, đảo chính ở CHDC Congo
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 20/5-26/5 Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 20/5-26/5
Nga khuyên Ukraine nên thừa nhận thực tế, nhắc nhở phương Tây một điều Nga khuyên Ukraine nên thừa nhận thực tế, nhắc nhở phương Tây một điều