Nhỏ Bình thường Lớn

Những lý do đang 'bào mòn' động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc được đự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn 30 năm qua vào năm 2023.
khu thương mại trung tâm của Thâm Quyến, Trung Quốc. (Nguồn: China daily)
2023 có thể là năm tăng trưởng yếu nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. (Nguồn: China Daily)

Nguyên nhân bởi cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, hoạt động tiêu dùng yếu và những bất ổn trên toàn cầu.

Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin AFP, nhóm 10 chuyên gia dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 5,2% trong năm 2023, mức thấp nhất kể từ năm 1990, không tính thời kỳ đại dịch Covid-19.

Mức tăng trưởng nói trên thể hiện sự tăng tốc so với mức 3% trong năm 2022, thời điểm hoạt động kinh doanh bị kìm hãm do các biện pháp hạn chế để phòng dịch.

Tin liên quan
Sức khoẻ đầu tàu kinh tế châu Âu báo động, sẽ đối mặt với những Sức khoẻ đầu tàu kinh tế châu Âu báo động, sẽ đối mặt với những 'hòn đá tảng' nào trong năm 2024?

Sau khi dỡ bỏ các biện pháp này, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm 2023. Ban đầu, sự quay trở lại cuộc sống bình thường đã tạo đà phục hồi vào đầu năm, nhưng sự phục hồi này đã sớm mất đà, khi sự thiếu niềm tin của hộ gia đình và doanh nghiệp đã phủ bóng lên hoạt động tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ cao kỷ lục, và sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu cũng bào mòn động lực tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong bối cảnh kinh tế phục hồi không đồng đều, dịch vụ là lĩnh vực được hưởng lợi, khi người tiêu dùng quay trở lại các nhà hàng và các điểm du lịch. Nhưng mức chi tiêu vẫn thấp hơn so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Một điểm sáng hiếm hoi khác của kinh tế là lĩnh vực ô tô vốn nhận được trợ cấp của nhà nước. Làn sóng điện khí hóa đã “chống lưng” cho các nhà sản xuất ô tô trong nước, như BYD, công ty đã “hạ bệ” gã khổng lồ Tesla khỏi vị trí nhà sản xuất ô tô điện bán chạy nhất thế giới trong quý IV năm ngoái.

Ông Teeuwe Mevissen, một chuyên gia phân tích của ngân hàng Rabobank cảnh báo, những thách thức nói trên sẽ tiếp tục trong năm 2024.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự đoán sẽ chậm lại ở mức 4,5% trong năm nay.

Trong khi đó, các chuyên gia trong khảo sát của hãng tin AFP đưa ra mức dự báo trung bình là 4,7%. Trung Quốc dự kiến sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng mới vào tháng 3 tới.

Chuyên gia Thụy Sỹ: Thủ tướng dự WEF là cơ hội để thúc đẩy hơn nữa hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế

Chuyên gia Thụy Sỹ: Thủ tướng dự WEF là cơ hội để thúc đẩy hơn nữa hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế ...

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’

Năm 2023, vượt khó khăn chung của thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn là điểm sáng. Trong ...

Thủ tướng dự WEF Davos: Cơ hội tiếp tục khẳng định mạnh mẽ các cam kết và giải pháp của Việt Nam

Thủ tướng dự WEF Davos: Cơ hội tiếp tục khẳng định mạnh mẽ các cam kết và giải pháp của Việt Nam

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự WEF lần thứ 54 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định Việt Nam luôn là đối tác ...

Báo Mỹ dự báo kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi chậm trong năm 2024

Báo Mỹ dự báo kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi chậm trong năm 2024

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho cả năm 2023. ...

Sức khoẻ đầu tàu kinh tế châu Âu báo động, sẽ đối mặt với những 'hòn đá tảng' nào trong năm 2024?

Sức khoẻ đầu tàu kinh tế châu Âu báo động, sẽ đối mặt với những 'hòn đá tảng' nào trong năm 2024?

Bước vào năm 2024, nền kinh tế Đức lớn nhất châu Âu được cho là tiếp tục chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh ...

(theo AFP)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc