Những minh chứng về tình cảm cá nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dành cho Việt Nam

Hằng Thảo Hạnh
(thực hiện)
Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14-15/4), nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ đã trao đổi với Báo Thế giới và Việt Nam những nhận định về ý nghĩa chuyến thăm và kỳ vọng về tầm cao mới trong quan hệ hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam-Trung Quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 19/8/2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đại sứ có thể chia sẻ đánh giá về nhịp độ trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước thời gian qua? Đặc biệt ở khía cạnh Tổng Bí thư Tô Lâm lựa chọn thăm Trung Quốc đầu tiên sau khi đảm nhận cương vị và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hai lần thăm Việt Nam trong một nhiệm kỳ?

Trong hai năm qua, trao đổi đoàn cấp cao, trao đổi đoàn các cấp, các địa phương giữa hai nước rất nhộn nhịp và sôi động. Đặc biệt là tiếp xúc và trao đổi cấp cao giữa hai nước diễn ra thường xuyên.

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm sau khi đảm nhận vai trò Tổng Bí thư đã chọn Trung Quốc là nước đầu tiên tới thăm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính năm 2024 đã hai lần sang thăm, làm việc, dự hội thảo, hội nghị ở Trung Quốc, bên cạnh đó là các đoàn các cấp, các bộ, ngành, địa phương diễn ra rất sôi động.

Những minh chứng về tình cảm cá nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dành cho Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Văn Thơ là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong 7 năm từ 2008, đúng thời điểm hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. (Ảnh: NVCC)

Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm Việt Nam lần thứ tư, không kể chuyến thăm năm 2011 là khi đồng chí giữ vai trò Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc.

Đây là chuyến thăm thứ hai của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong một nhiệm kỳ, do vậy, là khía cạnh rất nổi bật; đồng thời cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong năm 2025.

Điều này thể hiện hai bên rất coi trọng quan hệ hợp tác Việt-Trung. Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc, coi đây là ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của mình; mối quan hệ với Trung Quốc là sự lựa chọn chiến lược của của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam.

Chuyến thăm của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thể hiện Trung Quốc cũng coi trọng tăng cường quan hệ, thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cũng phải nói, các chuyến thăm còn thể hiện tình cảm cá nhân của đồng chí Tập Cận Bình đối với đất nước, con người, nhân dân Việt Nam. Tháng 12/2023 đồng chí đã thăm Việt Nam, chuyến thăm lần này diễn ra sau chưa đầy hai năm, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam. Tình cảm cá nhân của đồng chí Tập Cận Bình không chỉ là ở cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mà Đảng, Nhà nước Trung Quốc cũng rất coi trọng Việt Nam.

Việt Nam-Trung Quốc
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/1. (Nguồn: nhandan.vn)

Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây, lãnh đạo hai nước đều nhấn mạnh quyết tâm thúc đẩy tầm cao mới của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Đại sứ nhận định gì về quyết tâm và triển vọng nâng tầm hợp tác này giữa hai nước?

Trong trao đổi, tiếp xúc cấp cao hay tuyên bố chung của hai bên gần đây đều nhấn mạnh quyết tâm đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc lên một tầm cao mới, thực chất hơn, hiệu quả hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới, theo phương châm “6 hơn”.

Thời gian qua, với quyết tâm của cả hai bên, tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước tiếp tục nâng cao. Hợp tác về an ninh - quốc phòng có bước phát triển mới theo hướng thực chất hơn. Hợp tác về các mặt, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư… có bước phát triển nổi bật.

Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc trên thế giới chỉ sau Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Từ năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 205 tỷ USD, tăng hơn 19% so với năm 2023. Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch hai chiều đạt 31,2 tỷ USD, tăng 14%.

Về đầu tư, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng vốn trên 31 tỷ USD. Hợp tác du lịch, giao lưu nhân văn phát triển tích cực, năm 2023 ghi nhận hơn 3,7 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam và hơn 23.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc.

Lãnh đạo hai nước đều dành sự quan tâm lớn và chia sẻ nhiều lợi ích chung trong thúc đẩy kết nối kinh tế, cả “kết nối cứng” và “kết nối mềm”, đặc biệt trong các lĩnh vực đường sắt, đường bộ… nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Tôi tin rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng, góp phần thúc đẩy hợp tác và làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước. Tôi rất lạc quan về triển vọng hợp tác trong giai đoạn tới.

Năm 2025 là năm kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao hai nước, là người có nhiều gắn bó với quan hệ Việt-Trung, những ấn tượng lớn nhất của Đại sứ về hành trình hợp tác cũng như “mối tình thắm thiết Việt-Hoa” là gì?

Phải nói rằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có một số đặc điểm mà ít mối quan hệ nào có được.

Thứ nhất, Việt Nam, Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải. Câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” xưa nay vẫn rất đúng, do vậy, cần phải làm sao để mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt-Trung luôn được tăng cường.

Thứ hai, nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị rất lâu đời, tình hữu nghị Việt-Trung “vừa là đồng chí, vừa là anh em” được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công xây dựng và vun đắp. Đây là tài sản rất quý, cần được gìn giữ và củng cố, phát triển.

Thứ ba, hai bên có văn hóa rất tương đồng, có chế độ chính trị giống nhau, cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội với điều kiện của mỗi nước, cùng đổi mới, cải cách, mở cửa thành công. Hai bên tăng cường trao đổi kinh nghiệm, về quản lý đất nước, phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới, vấn đề xây dựng Đảng… Hợp tác giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng.

Trong 75 năm qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi sâu sắc. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có lúc thăng trầm nhưng tình hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính và điều đó phù hợp với lợi ích căn bản của của nhân dân hai nước, phù hợp với những xu thế lớn của thời đại là hòa bình, hợp tác, cùng phát triển thịnh vượng.

Trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường như hiện nay, hai nước cần tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi và quản lý tốt hơn những khác biệt, bất đồng, đặc biệt là vấn đề trên biển để không ảnh hưởng việc hợp tác cùng phát triển và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Việt Nam-Trung Quốc
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có một số đặc điểm mà ít mối quan hệ nào có được, trong đó có tình hữu nghị lâu đời. Ảnh minh họa. (Ảnh: Thành Long)

Việt Nam đang hướng đến một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, trong khi Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực cho các mục tiêu phát triển quan trọng. Theo Đại sứ, việc củng cố, phát triển sâu sắc và thực chất quan hệ Việt-Trung có ý nghĩa như thế nào với sự nghiệp phát triển của mỗi nước?

Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã có nhiều chính sách để hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của của dân tộc Việt Nam. Khát vọng Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức khi phấn đấu thực hiện mục tiêu 100 năm, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực hoàn thành quy hoạch 5 năm lần thứ XIV, thực hiện nghị quyết Đại hội XX thành công và phấn đấu đạt mục tiêu 100 năm lần thứ hai đến năm 2049. Mục tiêu của cả hai nước rất rõ ràng và có nhiều điểm chung, góp phần thúc đẩy quan hệ lên tầm cao mới.

Tinh thần "6 hơn" của quan hệ hai nước, gồm tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Ví dụ, tin cậy chính trị cao hơn sẽ thúc đẩy hợp tác các mặt, toàn diện giữa hai nước, giải quyết những khác biệt, bất đồng, đặc biệt là trên biển một cách hiệu quả hơn. Nhờ đó cũng sẽ tăng cường tin cậy chính trị, tin cậy chiến lược.

Với tinh thần đó, hai bên cần phối hợp thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Đây cũng là định hướng lớn trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở quan điểm: Trung Quốc phát triển ổn định, vững mạnh và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc phù hợp với lợi ích của Việt Nam; ngược lại, Việt Nam ổn định, giàu mạnh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc.

Do đó, hai bên cần ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau để bổ sung cho nhau, hợp tác thực chất hai bên cùng có lợi, hiệu quả hơn, vì lợi ích của hai nước và nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao, lãnh đạo hai nước đều nhấn mạnh tinh thần này.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình lần này cũng hướng tới mục tiêu thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc hiệu quả hơn, phong phú hơn, thiết thực hơn cho hai nước.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Chuyến thăm tạo mốc son mới cho quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

Chuyến thăm tạo mốc son mới cho quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà ...

Chiến sĩ giao liên Việt Nam ở Trung Quốc

Chiến sĩ giao liên Việt Nam ở Trung Quốc

Là thiếu niên yêu nước được Bác Hồ đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo, bà Lý Phương Đức đã trở thành chiến sĩ ...

Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã ...

Hoạt động nghĩa tình của Quân y hai nước Việt-Trung

Hoạt động nghĩa tình của Quân y hai nước Việt-Trung

Quân y Việt Nam và Quân y Trung Quốc phối hợp, tổ chức khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho 1.000 người dân, ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Tạo dấu ấn lịch sử, tiếp động lực mạnh mẽ

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Tạo dấu ấn lịch sử, tiếp động lực mạnh mẽ

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình kỳ vọng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ ...

Đọc thêm

Trung Quốc có 'cánh cửa' đối thoại với Mỹ; Bộ trưởng Tài chính Bessent nói về 'cây gậy và củ cà rốt' trong thuế quan

Trung Quốc có 'cánh cửa' đối thoại với Mỹ; Bộ trưởng Tài chính Bessent nói về 'cây gậy và củ cà rốt' trong thuế quan

Ông Trần Húc, Trưởng phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về vấn đề thuế quan với Mỹ.
Chi tiêu quân sự toàn cầu 'đạt đỉnh' kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Chi tiêu quân sự toàn cầu 'đạt đỉnh' kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Chi tiêu quân sự toàn cầu đạt 2,72 nghìn tỷ USD trong năm 2024, tăng 9,4% so với năm 2023 và là mức tăng theo năm cao nhất kể từ ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru thăm cấp Nhà nước đến Việt ...
Hòa nhạc giao hưởng hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hòa nhạc giao hưởng hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Qua sự kiện, người dân Nhật Bản hiểu rõ hơn về sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt ...
Loại chất thay thế đường này không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí tệ hơn với sức khỏe

Loại chất thay thế đường này không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí tệ hơn với sức khỏe

Tờ SCMP dẫn một nghiên cứu cho biết chất thay thế đường có thể làm tăng cảm giác đói, ảnh hưởng đến chiến lược giảm cân.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2025? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Hội nghị thượng đỉnh do IEA tổ chức tạo sự thống nhất về cách tiếp cận tổng thể với an ninh năng lượng, giúp các nước chuẩn bị tốt hơn trước biến động toàn cầu.
Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Việc Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí laser nội địa có khả năng bắn hạ UAV là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Phiên bản di động