TIN LIÊN QUAN | |
Ông Trump đang toan tính đưa công ty công nghệ giám sát Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ | |
Thuế quan 'tấn công' doanh nghiệp Mỹ, tập đoàn công nghệ Trung Quốc lo âu |
Ngày 23/5, Panasonic tạm dừng kinh doanh với Huawei sau lệnh cấm của Mỹ. (Nguồn: Reuters) |
Ông Trump đang toan tính đưa công ty công nghệ giám sát Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ TGVN. Chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét các biện pháp trừng phạt giống như Huawei đối với các công ty công nghệ giám ... |
"Lời tạm biệt tạm thời”
Ngày 23/5, Panasonic của Nhật Bản cho biết, họ đang tạm dừng hoạt động kinh doanh với Huawei, chính thức tham gia vào danh sách ngày càng tăng của các công ty cách xa “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc sau lệnh cấm của Mỹ về các vấn đề an ninh.
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi bốn nhà mạng di động lớn của Nhật Bản và Anh trì hoãn phát hành điện thoại Huawei 5G mới.
Joe Flynn, Người phát ngôn của Panasonic tuyên bố: "Panasonic đã ngừng tất cả các giao dịch kinh doanh với Huawei và 68 công ty thuộc tập đoàn của họ theo lệnh cấm của Chính phủ Mỹ. Hôm qua một hướng dẫn nội bộ để thực thi đầy đủ quy tắc đó đã được ban hành.
Chia sẻ thêm về điều này, Người phát ngôn của Panasonic cho biết, các hạn chế của Washington ảnh hưởng đến việc sản xuất các linh kiện mà Panasonic cung cấp cho Huawei.
Quyết định này làm tăng áp lực với Huawei sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng "khẩn cấp quốc gia" nhằm cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài được coi là rủi ro an ninh.
Theo các chuyên gia phân tích, động thái này xuất hiện nhắm vào Huawei, mặc dù Nhà Trắng tuyên bố, họ không nhắm vào công ty hay quốc gia cụ thể nào.
Quyết định này kéo theo một loạt các công ty rút lui khỏi các thỏa thuận với Huawei, bao gồm cả gã khổng lồ internet Google của Mỹ, nơi có hệ điều hành Android cung cấp năng lượng cho hầu hết các điện thoại thông minh trên thế giới.
Cũng tại Nhật Bản, ngày 22/5, KDDI và SoftBank – hai nhà mạng số hai và số ba của nước này cũng đang trì hoãn việc phát hành điện thoại Huawei.
"Chúng tôi hiện đang cố gắng xác nhận xem khách hàng của chúng tôi có thể sử dụng thiết bị với cảm giác an toàn hay không", Phát ngôn viên của SoftBank Hiroyuki Mizukami nói.
Nhà mạng lớn nhất Nhật Bản NTT Docomo cũng tuyên bố, họ đang tạm dừng các đơn đặt hàng trước cho một chiếc điện thoại mới của Huawei.
Trước đó, hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất nước Anh EE tuyên bố sẽ là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G tại 6 thành phố, trong đó có thủ đô London. Tuy nhiên, sự tham gia của “gã khổng lồ” Trung Quốc trong lĩnh vực viễn thông của đất nước đã gây tranh cãi về chính trị.
Giám đốc điều hành EE Marc Allera cho biết, công ty đã tạm dừng việc ra mắt điện thoại 5G của Huawei "cho đến khi chúng tôi có được thông tin và sự tự tin cũng như bảo mật lâu dài mà khách hàng của chúng tôi được hỗ trợ". Tập đoàn này cũng cho biết họ sẽ loại bỏ việc sử dụng thiết bị Huawei với các yếu tố "cốt lõi nhạy cảm nhất” trong cơ sở hạ tầng mạng của mình.
Vodafone đã nhanh chóng làm theo EE. Hãng viễn thông của Anh thông báo, sẽ tạm dừng tạm thời các đơn đặt hàng cho điện thoại Huawei 5G.
Giám đốc điều hành, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn đặt niềm tin vào Huawei. (Nguồn: Reuters) |
Trang BBC cũng đưa tin, ngày 22/5, công ty ARM của Anh, chuyên sản xuất nhân chip dùng cho các thiết bị di động đã bất ngờ tuyên bố chấm dứt hợp tác với Huawei. BBC cho biết, ARM lo ngại, công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Mỹ nếu còn hợp tác với Huawei vì một số công nghệ thiết kế chip của họ có nguồn gốc từ Mỹ.
Các nhân viên của ARM được yêu cầu đình chỉ "tất cả các hợp đồng đang hoạt động, các quyền lợi hỗ trợ và mọi cam kết đang chờ xử lý" với Huawei.
Trước những diễn biến này, Huawei cho biết, họ đã nhận ra "áp lực" đặt lên các nhà cung cấp của mình và tin rằng "tình trạng đáng tiếc này có thể được giải quyết".
Trung Quốc sẽ không từ bỏ Huawei?
Xâu chuỗi các sự kiện gần đây, người ta có thể kết luận, những ngày đen tối đang đến với Huawei. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đã quen với sự hiểu lầm và điều này có thể “sẽ không ảnh hưởng quá nhiều” đối với họ.
Trên thực tế, lệnh cấm Huawei đã thúc đẩy sự phát triển công ty. Huawei nhận được sự hỗ trợ lớn từ người dân Trung Quốc - những người coi động thái của Mỹ là những nỗ lực nhằm ngăn chặn Trung Quốc, ngăn chặn sức mạnh kinh tế đang gia tăng của đất nước và nổi lên như một cường quốc công nghệ.
Doanh số điện thoại thông minh của Huawei đã vượt qua Apple kể từ năm 2017. Điện thoại thông minh của hãng này đã tạo ra những bước nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là công nghệ camera. Năm ngoái, Huawei đã vượt qua Apple để trở thành thương hiệu điện thoại thông minh số 2 thế giới, chỉ sau Samsung. Một nửa doanh số của Huawei đến từ các thị trường ngoài Trung Quốc.
Đối với người Trung Quốc, để mua một chiếc Huawei không còn tượng trưng cho một đề xuất đáng giá mà là một đại diện cho thành công công nghệ của Trung Quốc và câu chuyện liên quan đến tên tuổi.
Ngày 20/5, Washington tạm nới lỏng thời hạn cấm với Huawei trong 90 ngày nhằm giảm thiểu tác động tới người dùng.
Nhưng Giám đốc điều hành, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho hay, giấy phép tạm thời 90 ngày của Mỹ không ảnh hưởng nhiều. Một nửa số chip được sử dụng trong thiết bị Huawei được nhập khẩu từ Mỹ và nửa còn lại được công ty Trung Quốc sản xuất. "Chúng tôi không thể bị cô lập khỏi thế giới. Chúng tôi có thể tạo ra các con chip tương tự như chip của Mỹ", ông Nhậm Chính Phi nói.
Thuế quan 'tấn công' doanh nghiệp Mỹ, tập đoàn công nghệ Trung Quốc lo âu TGVN. Những diễn biến mới nhất của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến doanh nghiệp hai nước "đứng ngồi không yên". |
Mặt sau tờ ‘giấy phép’ hoãn 90 ngày của Mỹ, ‘đừng đùa với Huawei’ TGVN. “Giấy phép” hoãn một lệnh cấm trong 90 ngày, được cho là minh chứng cho thấy tầm ảnh hưởng thực tế không hề nhỏ ... |
Khi Huawei trở thành 'tâm điểm' chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Việc Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen không chỉ ảnh hưởng đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà còn tác động trực ... |