Những sáng kiến của Việt Nam và Lào mang lại lợi ích chung cho ASEAN

Chu Văn
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith nhận định về những đóng góp của Việt Nam và Lào trong ASEAN, cũng như việc ASEAN phải làm gì để giải quyết thách thức, bảo vệ vai trò trung tâm của khối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
AMM-55: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55, tại Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: Tuấn Anh)

Những đóng góp to lớn

Việt Nam trở thành thành viên ASEAN năm 1995, Lào gia nhập chậm hơn Việt Nam 2 năm. Cả Việt Nam và Lào đã tham gia với tư cách là thành viên tích cực, góp phần quan trọng vào hoạch định chính sách, tầm nhìn của ASEAN.

Theo ông Saleumxay Kommasith, việc Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar gia nhập ASEAN đã "góp phần làm thay đổi lớn tôn chỉ cũng như mục đích ban đầu của tổ chức này".

Cho đến nay, 10 quốc gia ASEAN đã tìm được tiếng nói chung, cùng hợp tác hòa bình trong ngôi nhà chung, sự hiểu biết lẫn nhau và lòng tin ngày càng được củng cố. Đó chính là những đóng góp rất to lớn của Việt Nam và Lào trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

Về vấn đề xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam là quốc gia lớn trong khu vực, có vai trò quan trọng, có mối quan hệ với nhiều quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, đó cũng là sự đóng góp trực tiếp vào vai trò quan trọng của ASEAN đối với khu vực và quốc tế.

ASEAN có vị trí địa chính trị quan trọng, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả các cường quốc đều muốn thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN thông qua cơ chế ASEAN và đối tác, đối thoại.

Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trải qua 3 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, trong khi Lào đã 2 lần giữ chức Chủ tịch và đến năm 2024 là lần thứ 3.

Cả Việt Nam và Lào đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo trung tâm của ASEAN, ông Saleumxay Kommasith nhấn mạnh, "đó là những đóng góp to lớn của hai nước chúng ta, đó cũng là thành quả hợp tác chặt chẽ của hai nước Lào, Việt Nam từ cấp chuyên viên đến lãnh đạo cấp cao".

Những sáng kiến của Việt Nam và Lào đã đem lại lợi ích chung cho các nước ASEAN, là những bước tiến quan trọng hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh và đoàn kết.

Lào 2 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và sắp tới vào năm 2024. (Nguồn: TTXVN)
Lào 2 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và sắp tới vào năm 2024. (Nguồn: TTXVN)

Kiên định vai trò trung tâm

Khẳng định thành quả lớn nhất của ASEAN đến nay là hòa bình và ổn định, Phó Thủ tướng Saleumxay Kommasith cho rằng, điều này có được là do sự hiểu biết lẫn nhau, tạo nền tảng cho hòa bình và ổn định cho khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng như ASEAN.

Trước khi Việt Nam, Lào, Campuchia gia nhập ASEAN, các quốc gia trong khu vực vẫn còn thái độ thận trọng, hoài nghi lẫn nhau. Nhưng kể từ khi 10 quốc gia tập trung dưới mái nhà ASEAN, nhiều vấn đề đã được tháo gỡ. Các quốc gia, cường quốc đều muốn thiết lập và tăng cường hợp tác với ASEAN, đó là thành quả rất lớn về chính trị.

Về kinh tế, các quốc gia đã giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, làm cho khoảng cách giàu - nghèo trong khu vực ngày càng được rút ngắn, điển hình như sự phát triển của Việt Nam đã ngang tầm với nhiều quốc gia trong khu vực, khoảng cách giàu nghèo giữa Lào với các nước tuy vẫn còn tồn tại, song đã được cải thiện một cách đáng kể.

"Thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều có vị trí và vai trò nhất định, nhưng nếu thống nhất, hình thành được quan điểm và lập trường chung càng nâng cao hơn nữa vai trò của ASEAN trên trường quốc tế", Phó Thủ tướng Saleumxay Kommasith nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay, tất cả các tổ chức trên thế giới đều tồn tại những bất đồng và thách thức cần phối hợp cùng nhau giải quyết. Về phía ASEAN, cần tiếp tục duy trì vai trò trung tâm, lập trường đồng thuận trong giải quyết các thách thức.

Thứ nhất, do tác động trực tiếp bởi các cường quốc đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải tính toán, xử lý sao cho có thể vượt qua được bất đồng, bảo đảm cho ASEAN duy trì tốt mối quan hệ trong khối, cũng như điều chỉnh mối quan hệ với các cường quốc không để cho quốc gia nào trong khu vực phải rơi vào tình huống phải lựa chọn phe. Việt Nam và Lào có vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.

Thứ hai, hiện nay, trong khu vực cũng như trên thế giới nhiều vấn đề mới phát sinh và cũng có những đánh giá và nhìn nhận khác nhau, do hệ thống chính trị khác nhau nhưng vấn đề quan trọng cần bảo đảm cho các quốc gia ASEAN cùng nhau phát triển và duy trì được những lợi ích cốt lõi chung.

Hiện nay, có nhiều mô hình hợp tác mới được đề xuất, các nước muốn ASEAN tham gia, song nền tảng là chúng ta kiên định vai trò trung tâm của ASEAN, các thành viên ứng xử với nhau một cách chân thành, vì lợi ích chung thì chắc chắn, ASEAN sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

ASEAN đẩy mạnh liên kết sáng tạo, củng cố vai trò trung tâm

ASEAN đẩy mạnh liên kết sáng tạo, củng cố vai trò trung tâm

Vai trò trung tâm của ASEAN vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc chỉ đạo hoạt động, nhưng không phải là một “đặc quyền” ...

ASEAN với vai trò tạo dựng môi trường hòa bình, phát triển

ASEAN với vai trò tạo dựng môi trường hòa bình, phát triển

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam nhân kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN, nguyên Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu phi đang phải đối mặt với những thách thức có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và ngày càng trầm trọng hơn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc từ ngày 5-10/11 tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, Trung Quốc.
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Hội nghị thượng đỉnh BRICS có thể ‘nhấn ga’ tái thiết tài chính toàn cầu, khi đó "chiến dịch trường kỳ" phi USD hóa được đẩy nhanh, SWIFT lung lay...
Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Hồi 13h ngày 23/10, bão Trà Mi, vị trí tâm vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm 'Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng' là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Tầng lớp trí thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia 'kỳ phùng địch thủ'.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Phiên bản di động