Nhỏ Bình thường Lớn

Đối thủ 'lép vế', USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới

Báo cáo "Giám sát sự thống trị của đồng USD" của Trung tâm Địa kinh tế (Hội đồng Đại Tây Dương) cho thấy, nội tệ Mỹ vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
‘Vũ khí hóa' đồng USD, không cần chờ Nga hay Trung Quốc, Mỹ đang dẫn đầu cách mạng phi USD hóa? (Nguồn: african.business)
Sự thống trị của đồng USD gần đây được củng cố nhờ nền kinh tế Mỹ mạnh. (Nguồn: african.business)

Báo cáo cho rằng, USD vẫn là đồng tiền chủ yếu trong dự trữ ngoại hối, thanh toán thương mại và các giao dịch tiền tệ trên toàn cầu. Vai trò đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu sẽ được duy trì trong ngắn và trung hạn.

Sự thống trị của đồng USD gần đây được củng cố nhờ nền kinh tế Mỹ mạnh, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và rủi ro địa chính trị gia tăng, bất chấp việc Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) chuyển sang các đồng tiền dự trữ và quốc tế khác.

Tin liên quan
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Theo báo cáo, các lệnh trừng phạt của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhằm vào Nga sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine đã thúc đẩy nỗ lực của BRICS trong việc phát triển một liên minh tiền tệ.

Các cuộc đàm phán về một hệ thống thanh toán nội bộ BRICS vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng các thỏa thuận song phương và đa phương trong nhóm có thể từng bước tạo tiền đề cho một nền tảng trao đổi tiền tệ. Tuy nhiên, các thỏa thuận này không dễ dàng mở rộng, do được đàm phán đơn lẻ.

Hội đồng Đại Tây Dương nhấn mạnh: "Trung Quốc đã tích cực tăng thanh khoản của đồng Nhân dân tệ thông qua các thỏa thuận hoán đổi với các đối tác thương mại, nhưng tỷ trọng của đồng tiền này trong dự trữ ngoại hối của toàn cầu giảm xuống 2,3% so với mức đỉnh 2,8% vào năm 2022".

Trong khi đó, Euro - đồng tiền từng được coi là đối thủ của USD trong vai trò đồng tiền quốc tế - cũng yếu đi, khi những nước muốn giảm rủi ro đã chuyển sang vàng.

Theo báo cáo, các lệnh trừng phạt Moscow đã cho các nhà quản lý dự trữ ngoại hối thấy, đồng Euro có nguy cơ chịu tác động từ các rủi ro địa chính trị tương tự USD.

Những lo ngại về sự ổn định kinh tế vĩ mô, nền tảng tài chính và việc thiếu một liên minh các thị trường vốn châu Âu cũng ảnh hưởng đến vị thế đồng tiền quốc tế của Euro.

'Cơn mưa' viện trợ tài chính sắp 'đổ bộ' Ukraine, có khoản doanh thu từ tài sản Nga bị phong tỏa

'Cơn mưa' viện trợ tài chính sắp 'đổ bộ' Ukraine, có khoản doanh thu từ tài sản Nga bị phong tỏa

Ngày 24/6, Bộ Tài chính Ukraine thông báo, nước này đã ký thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU), thu hút 27 tỷ Euro ...

Doanh nghiệp Đức chật vật, tình trạng vỡ nợ ở mức cao nhất trong khoảng 10 năm qua

Doanh nghiệp Đức chật vật, tình trạng vỡ nợ ở mức cao nhất trong khoảng 10 năm qua

Theo Cơ quan tín dụng Creditreform, số lượng các công ty mất khả năng thanh toán ở Đức đã lên tới 11.000 trong 6 tháng ...

Thủ tướng Trung Quốc: Những chân trời tăng trưởng mới hình thành dựa trên tiến bộ về công nghệ

Thủ tướng Trung Quốc: Những chân trời tăng trưởng mới hình thành dựa trên tiến bộ về công nghệ

Phát biểu tại Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đại Liên (WEF ...

BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

Bỏ qua những quan hệ phức tạp về mặt chính trị, xét riêng vấn đề kinh tế, việc nhóm BRICS liên tục "phình ra" đã ...

Lần đầu tiên Việt Nam và Mỹ tổ chức cuộc họp đối thoại về kinh tế

Lần đầu tiên Việt Nam và Mỹ tổ chức cuộc họp đối thoại về kinh tế

Ngày 25/6 (giờ địa phương) tại Washington D.C, cuộc họp Đối thoại kinh tế Việt Nam-Mỹ lần thứ nhất đã được tổ chức dưới sự ...

(theo Reuters)