Những tòa nhà Bộ Ngoại giao độc đáo

Được ví như những biểu tượng kiến trúc quốc gia, ghi dấu lịch sử và phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, các trụ sở Bộ Ngoại giao các nước như Nga, Anh, Brazil, Indonesia và Saudi Arabia cũng phần nào chuyển tải thông điệp ngoại giao của nước mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga.

Tòa nhà bảy chị em

Nằm ở Quảng trường Smolenskaya-Sennaya Square, quận Arbat, Moscow, trụ sở của Bộ Ngoại giao Nga nằm trong quần thể Tòa nhà bảy chị em, gồm bảy tòa nhà chọc trời hình tháp được xây dựng dưới thời Stalin. Tòa nhà 27 tầng, cao 127m được hoàn thành vào năm 1953. Mặc dù không có biểu tượng ngôi sao năm cánh trên đỉnh tháp như sáu “chị em” khác nhưng trên mặt tiền của tòa tháp có quốc huy của Liên Xô bằng bê tông cốt thép được gắn ở độ cao 114m và có diện tích 144 m2. Tòa nhà rộng 65.000 m2 có khoảng 200 phòng với 18 thang máy cao tốc.

Các văn phòng, phòng họp và nội thất của tòa nhà ấn tượng về quy mô và sự lộng lẫy, đặc trưng của trường phái kiến trúc được gọi là "phong cách Stalin". Các bức tường trong đại sảnh lát đá cẩm thạch màu sáng, sàn lát đá granite màu đen, cột đá cẩm thạch nhân tạo cùng cửa sổ kính màu.

“Cung điện hoàng gia”

Trụ sở Bộ Ngoại giao Anh.

Tòa nhà Bộ Ngoại giao Anh nằm trong quần thể tòa nhà của Chính phủ Anh là trụ sở của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Văn phòng Ấn Độ và Văn phòng thuộc địa, được xây dựng từ năm 1861 và hoàn thành năm1868, do George Gilbert Scott và Matthew Digby Wyatt thiết kế theo phong cách cổ điển.

Năm 1925, nơi đây diễn ra lễ ký kết Hiệp ước Locarno do Bộ Ngoại giao Anh chủ trì nhằm giảm căng thẳng ở châu Âu. Lễ ký diễn ra ở các căn phòng được thiết kế để đãi tiệc ngoại giao và sau này được đổi tên thành phòng Locarno Suite.

Tòa nhà Bộ Ngoại giao Anh được ví như một cung điện hoàng gia, từ trần nhà, cửa sổ, cầu thang... đều được đánh giá là kiệt tác nghệ thuật. Sảnh Durbar đẹp lộng lẫy, thiết kế mở, bốn mặt bao quanh với cột và vòm. Lối đi lát đá cẩm thạch Hy Lạp và Bỉ. Cái tên Durbar xuất hiện vào năm 1902 khi vua Edward VII tổ chức lễ đăng quang ở đây.

Tòa nhà được tu sửa trong 17 năm, tiêu tốn 100 triệu bảng Anh và hoàn thành vào năm 1997.

Pháo đài đá

Trụ sở Bộ Ngoại giao Saudi Arabia.

Tòa nhà của Bộ Ngoại giao Saudi Arabia nằm ở Riyadh do kiến trúc sư Henning Larsen thiết kế, là sự kết hợp của phong cách bản địa và kiểu kiến trúc tượng đài của Hồi giáo. Nhìn bên ngoài, tòa nhà giống như một pháo đài được tạc từ một khối đá.

Tòa nhà kết hợp phòng họp, phòng hội nghị, phòng cầu nguyện, thư viện, thính phòng, phòng triển lãm, phòng tiệc và khu văn phòng chứa khoảng 1.000 người. Cấu trúc hai hình bán nguyệt bên cạnh tòa nhà chính là phòng tiệc và thư viện. Từ cửa chính dẫn vào sảnh hình tam giác bốn tầng, dẫn tới ba khu văn phòng chính có cấu trúc hình bát giác với ba khu vườn lớn trong nhà. Ánh sáng ban ngày xuyên vào từ các cửa sổ trần và nhiệt độ bên trong được điều hòa bằng các bức tường dày, vật liệu cách nhiệt chất lượng cao và cửa sổ nhỏ.

Lâu đài thủy tinh

Trụ sở Bộ Ngoại giao Brazil.

Được đặt tên là Itamaraty Palace, tòa nhà này do kiến trúc sư Oscar Niemeyer thiết kế và được khởi công xây dựng năm 1970.

Với những mái vòm phản chiếu trong hồ nước có các lùm cây nhiệt đới, trụ sở Bộ Ngoại giao Brazil hiện lên như một lâu đài thủy tinh. Các cầu thang nối các tầng và khu vườn trong nhà do họa sĩ phong cảnh Roberto Burle thiết kế.

Với ý đồ phản ánh chính sách đối ngoại của Brazil, tòa nhà có mặt tiền giáp với một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Bruno Giorgi biểu tượng cho sự đoàn kết năm châu. Thêm vào đó, tòa nhà với các bức tường đá cẩm thạch cũng là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nước ngoài về lịch sử Brazil cùng nhiều bộ sưu tập của các nghệ sĩ trong nước.

Tòa nhà lịch sử

Trụ sở Bộ Ngoại giao Indonesia.

Tòa nhà Pancasila là nơi chứng kiến những giây phút lịch sử trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia và là nơi hình thành Hiến pháp của nước Cộng hòa Indonesia. Đây là một tòa nhà nhỏ nhưng không kém phần nguy nga, hiện là trụ sở Bộ Ngoại giao Indonesia và vẫn được gọi theo tiếng Indonesia là Gedung Pancasila.

Gedung Pancasila là một tòa nhà tân cổ điển được xây dựng vào năm 1830, từng là trụ sở của chỉ huy quân đội Hà Lan. Tại đây, Sukarno, người sau này trở thành Tổng thống đầu tiên của Indonesia có bài phát biểu nổi tiếng về "Sự ra đời của Pancasila" vào ngày 1/6/1945, đặt nền móng cho Hiến pháp của Indonesia. Từ 1/6/1964, Gedung Pancasila trở thành một phần của trụ sở Bộ Ngoại giao Indonesia và trong những năm 1960, tòa nhà từng là nơi đào tạo các nhà ngoại giao.

Tòa nhà thường được sử dụng cho các sự kiện nghi lễ nhà nước, chẳng hạn như tiếp khách ngoại giao, ký kết thỏa thuận hay các bữa tiệc nhà nước... Nơi đây cũng được xem là tòa "quốc hội nhỏ", nơi thường diễn ra các cuộc tranh luận về các vấn đề của quốc gia.

MAI THẢO

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Ngân hàng Republic First Bank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên tại Mỹ phá sản trong năm 2024 làm gia tăng sức ép lên thị trường tài chính toàn ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Thanh Hóa vs Hải Phòng; Serie A vòng 34 - ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động