Những yếu tố nào sẽ định hình kinh tế thế giới năm 2023?

Thanh Tú
Theo trang mạng abc.net.au, năm 2022 là một năm có nhiều thay đổi lớn, và có thể nói nền kinh tế thế giới đang trải qua một sự thay đổi mang tính thời đại khi năm 2023 đến gần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những yếu tố nào sẽ định hình kinh tế thế giới năm 2023?
Kinh tế thế giới năm 2023 dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức. (Nguồn: WEF)

Sau gần nửa thế kỷ lạm phát và lãi suất giảm, thế giới đột nhiên thay đổi mạnh mẽ. Nửa thế kỷ qua là thời kỳ mở ra sự tăng trưởng vượt bậc, hợp tác và thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, đi kèm với nó cũng là nợ nần chồng chất và bất bình đẳng gia tăng.

Hồi đầu năm, hầu hết mọi người đều tin rằng lạm phát tăng đột biến sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, là một phản ứng tạm thời trước tình trạng phong tỏa do đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine. Thế nhưng, trong bối cảnh năm 2023 đang đến gần, dường như niềm tin này bắt đầu bị lung lay.

Dưới đây là 5 yếu tố có thể sẽ định hình năm 2023:

Lãi suất

Đây là yếu tố cơ bản định hình thế giới. Chỉ trong vòng 7 tháng, thế giới phải chứng kiến mức tăng lãi suất chưa từng thấy. Tốc độ tăng chóng mặt này có thể chậm lại trong năm tới, nhưng nếu lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn, việc tăng dần lãi suất trong vài năm tới là không thể tránh khỏi.

Thường được coi là một yếu tố đáng báo động, song lãi suất cao hơn không nhất thiết là một điều xấu. Tuy nhiên, việc thích nghi với một thế giới mới sẽ không dễ dàng, đặc biệt là một thế giới ngập trong nợ nần. Lãi suất ngày càng giảm và cuối cùng là lãi suất cực thấp trong 50 năm qua đã bóp méo các quyết định đầu tư, tạo ra “bong bóng” giá tài sản và đẩy nợ chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình tăng mạnh ở các nước phát triển.

Cùng với việc bãi bỏ quy định tài chính, lãi suất tăng đã thúc đẩy tăng trưởng và giúp chuyển cán cân thu nhập từ những người làm công ăn lương sang các nhà đầu tư. Tăng trưởng lợi nhuận dễ dàng vượt xa tiền lương.

Khi “cơn sóng thần” lạm phát càn quét toàn cầu vào thời điểm này năm ngoái, người lao động ở các quốc gia phát triển đã yêu cầu tái cân bằng khi giá cả tăng vọt đã tước đi thu nhập của họ. Người tiết kiệm cũng bị ảnh hưởng. Với rất ít hoặc không có lợi nhuận từ các khoản đầu tư an toàn, họ buộc phải chấp nhận rủi ro ngày càng nhiều hơn để kiếm đủ tiền - một chiến lược đã khiến họ phải trả giá đắt khi thị trường tài chính lao dốc.

Nếu một cuộc suy thoái toàn cầu xảy ra vào năm tới, như nhiều người dự báo, lãi suất có thể sẽ ổn định và thậm chí có thể giảm xuống. Nhưng đó có thể chỉ là tạm thời.

Kinh tế Trung Quốc

Có điều gì tiêu biểu cho tình trạng biến động và bất ổn toàn cầu hiện nay hơn Trung Quốc? Nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng hiện nay đang bị tàn phá do nhiều năm đóng cửa vì đại dịch Covid-19, “bong bóng” bất động sản đang “xì hơi”, dân số đang già đi nhanh chóng.

Tin liên quan
Tiêu dùng Trung Quốc đang Tiêu dùng Trung Quốc đang 'ngủ đông'?

Tác động của Trung Quốc đối với tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là lạm phát, sẽ còn nghiêm trọng hơn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng ấn tượng kể từ những năm 1980 đã khiến nước này trở thành lực lượng thống trị trong thương mại toàn cầu, nhưng mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc ra thế giới không phải là quần áo, đồ điện tử hay máy móc và công nghiệp nặng, mà là lạm phát thấp hơn. Khi Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, quy mô khổng lồ của Trung Quốc cho phép nước này sản xuất hàng hóa rẻ hơn bao giờ hết cho thế giới.

Vì vậy, trong khi phương Tây tự hào vì đã quản lý kinh tế hoàn hảo và kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tiền tệ được áp dụng xuất sắc, thì chính Trung Quốc đang gánh vác tất cả những công việc nặng nhọc đó cho phương Tây. Trung Quốc sẽ vẫn là một cường quốc kinh tế, nhưng trừ khi một quốc gia khác như Ấn Độ trải qua quá trình chuyển đổi giống Trung Quốc, nếu không “con rồng lạm phát” có thể sẽ xuất hiện trở lại.

Kết thúc toàn cầu hóa

Khi các ngành công nghiệp đóng cửa hàng loạt trên khắp thế giới phát triển và chuyển sang Trung Quốc, tình trạng thất nghiệp, mức lương thực tế thấp hơn đã gây ra sự bất mãn trong xã hội và sự thay đổi chính trị theo hướng cực đoan, cả cánh tả và cánh hữu.

Nhiều thế hệ các nhà kinh tế trẻ tuổi đã được dạy về lợi ích của thương mại tự do và nhiều chính phủ đã dỡ bỏ các rào cản thương mại để tìm kiếm sự thịnh vượng quốc tế lớn hơn. Về lý thuyết, mọi thứ có vẻ tốt đẹp hơn, hàng hóa chắc chắn đã rẻ hơn.

Tuy nhiên, phần lớn nhược điểm lại bị bỏ qua hoặc phớt lờ. Và khi lợi ích dồn về nhóm ngày càng nhỏ hơn và giàu có hơn ở các công ty hàng đầu và các công ty đa quốc gia, sức hấp dẫn của một nền kinh tế toàn cầu hóa bắt đầu giảm sút.

Đại dịch đã đặt khái niệm này (nền kinh tế toàn cầu hóa) vào tầm ngắm khi sự gián đoạn thương mại dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và hàng hóa trầm trọng. Sau đó, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine phá vỡ ảo tưởng về một thế giới thống nhất bằng thương mại.

Thế giới đã chuyển sang phi toàn cầu hóa, và chủ nghĩa “hướng nội” đã phải trả giá. Người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn và giá cả cao hơn gây áp lực duy trì lãi suất cao hơn.

Từ góc độ toàn cầu, kết quả cuối cùng là chúng ta khó có thể chứng kiến lại “phép màu kinh tế” mà chúng ta đã thấy ở Trung Quốc, nơi hàng tỷ người đã thoát nghèo chỉ trong vòng một thế hệ. Đối với nhiều quốc gia, mặt tích cực là việc phụ thuộc nhiều hơn vào hàng hóa và dịch vụ trong nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho thanh niên và tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn.

Năng lượng

Kinh tế học thường là chiến trường giữa các trường phái tư tưởng khác nhau. Nhưng sự thay đổi trong tư duy kinh tế có những tác động to lớn đối với tất cả chúng ta.

Quay trở lại những năm 1970, cái được gọi là chủ nghĩa Keynes (là một lý thuyết kinh tế dựa trên sự can thiệp của nhà nước) đã bị "khai tử" khi lạm phát lan tràn khắp thế giới. Trong thời hậu chiến, các chính phủ kiểm soát nền kinh tế thông qua các chính sách chi tiêu, thuế và phân phối lại thu nhập. Điều đó đã được thay thế bằng chủ nghĩa tiền tệ, một hệ thống trong đó các ngân hàng trung ương kiểm soát nền kinh tế thông qua lãi suất và các chính phủ hầu như vắng mặt trong việc quản lý kinh tế.

“Mồi lửa” cho sự thay đổi đó đến từ cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi các nước sản xuất dầu mỏ, dẫn đầu là Saudi Arabia và các nhà sản xuất Trung Đông khác, thành lập một liên minh và đẩy giá lên cao, đẩy lạm phát vào quỹ đạo.

Một lần nữa, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng năng lượng đã dẫn đến một đợt bùng phát lạm phát. Và nó xảy ra trùng với thời điểm kết thúc chủ nghĩa tiền tệ hoặc ít nhất là điểm giới hạn của chính sách tiền tệ đã đạt đến.

Các chính phủ, đặc biệt là ở châu Âu, đã bắt đầu đóng vai trò lãnh đạo trong quản lý kinh tế. Họ đã can thiệp vào thị trường năng lượng, đánh thuế cao hơn đối với các nhà sản xuất và phân phối số tiền thu được cho người tiêu dùng.

Cuộc khủng hoảng hiện nay có khả năng dẫn đến trần giá và sự can thiệp trực tiếp vào cái được cho là "thị trường tự do". Chính phủ của nhiều nước có khả năng sẽ can thiệp vào nền kinh tế nhiều hơn trước đây.

Chuyển đổi năng lượng

Thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt từ rất lâu trước khi có sự thay đổi bất ngờ này trong nền kinh tế toàn cầu. Thực trạng hiện còn cấp bách hơn nữa. Tây Âu đã phải hứng chịu hậu quả trong cuộc chiến năng lượng với Nga.

Tin liên quan
IMF: Xung đột Nga-Ukraine có thể tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu IMF: Xung đột Nga-Ukraine có thể tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu

Đặc biệt, Đức phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga cho phần lớn hoạt động sản xuất, và giá cả tăng đột biến đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của nước này. Rất nhiều ý kiến cho rằng sẽ xảy ra suy thoái trong những tháng tới, nhưng khả năng phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng có thể hạn chế thiệt hại.

Không chỉ giá khí đốt, giá than cũng đã tăng vọt lên mức kỷ lục, dẫn đến giá điện tăng đột biến. Điều đó tạo ra cơ hội và thách thức. Những mức giá cao hơn đó có khả năng đẩy nhanh nỗ lực sử dụng nhiên liệu sạch hơn. Một cuộc chạy đua đang diễn ra hiện nay giữa những người tin rằng hydro xanh sẽ cung cấp năng lượng cho tương lai và những người tin rằng điện khí hóa do năng lượng Mặt Trời và gió tạo ra sẽ chiếm ưu thế.

Cho đến vài năm trước, nhiều người vẫn nghĩ rằng khí đốt sẽ là nhiên liệu chuyển tiếp khi thế giới chuyển từ than đá sang năng lượng tái tạo. Giá xăng tăng cao đã cản trở kế hoạch đó.

Chi phí tái cấu trúc nguồn cung cấp năng lượng của thế giới là rất lớn. Để bắt đầu, cần phải nâng cấp lưới điện. Ngay bây giờ, chúng được thiết kế để vận chuyển năng lượng từ các nhà máy đốt than trên khắp đất nước.

Khi các nhà máy đó đóng cửa và việc sản xuất năng lượng trở nên phổ biến hơn, lưới điện sẽ cần được xây dựng lại. Kết quả là giá điện sẽ đắt hơn, nhưng nó sẽ rẻ hơn so với việc chúng ta không làm gì cả và tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Nhìn lại quy định mới về tiền lương có hiệu lực trong năm 2023

Nhìn lại quy định mới về tiền lương có hiệu lực trong năm 2023

Có nhiều quy định mới về tiền lương, lương hưu, phụ cấp ưu đãi nghề, trợ cấp bảo hiểm xã hội có hiệu lực trong ...

Chủ tịch WEF ấn tượng về kết quả phục hồi kinh tế-xã hội và duy trì ổn định vĩ mô của Việt Nam

Chủ tịch WEF ấn tượng về kết quả phục hồi kinh tế-xã hội và duy trì ổn định vĩ mô của Việt Nam

Chiều 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn ...

Anh sẽ tận dụng Hội nghị G20 để làm điều này với Nga

Anh sẽ tận dụng Hội nghị G20 để làm điều này với Nga

Trong một tuyên bố ngày 14/11, Đại sứ quán Anh tại Jakarta cho biết, Thủ tướng Rishi Sunak sẽ kêu gọi những người đồng cấp ...

Thế giới có thể tránh được suy thoái nhờ... châu Á?

Thế giới có thể tránh được suy thoái nhờ... châu Á?

Tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại trong năm tới nhưng thế giới có thể sẽ tránh được suy thoái nhờ các nền kinh tế ...

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ 'ra tay' với khí đốt, Đức trượt dài vào suy thoái

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ 'ra tay' với khí đốt, Đức trượt dài vào suy thoái

Tăng trưởng toàn cầu dự kiến tiếp tục giảm, Nga nói ‘không có nhiều dầu trên thế giới và nhu cầu đối với dầu Nga ...

Tại sao kinh tế toàn cầu đang chậm lại?

Tại sao kinh tế toàn cầu đang chậm lại?

“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và đối với nhiều người, năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái”, IMF nhận định.

(theo abc.net.au)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động