Niềm tin người tiêu dùng Mỹ rơi xuống mức thấp nhất trong 9 tháng. (Nguồn: Getty Images) |
Cụ thể, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 4 đã giảm từ mức 104,0 hồi tháng 3 xuống 101,3 - thấp nhất kể từ tháng 7/2022. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đã kỳ vọng chỉ số này sẽ không thay đổi và ở mức 104,0 trong tháng 4.
Sự sụt giảm phản ánh kỳ vọng yếu đi của nhóm người tiêu dùng dưới 55 tuổi và các hộ gia đình kiếm được 50.000 USD trở lên hàng năm. Điều này cho thấy, mối lo ngại về nền kinh tế đã vượt ra ngoài quy mô các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Mặc dù đánh giá của người tiêu dùng về các điều kiện hiện tại được cải thiện, nhưng đánh giá về triển vọng ngắn hạn lại xấu đi. Trong 13 trên 14 tháng khảo sát gần nhất, thước đo triển vọng ngắn hạn đã giảm xuống dưới mức thường ghi nhận khi xảy ra suy thoái.
Nguy cơ suy thoái đã tăng lên sau khi hai ngân hàng khu vực của Mỹ sụp đổ vào tháng Ba, khiến các điều kiện tín dụng bị thắt chặt. Những tranh cãi xung quanh việc nâng giới hạn đi vay của chính phủ liên bang lên 31.400 tỷ USD cũng gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế.
* Ngày 25/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo việc Quốc hội bế tắc trong nâng trần nợ của chính phủ sẽ gây ra một "thảm họa kinh tế" và khiến lãi suất tăng cao trong nhiều năm tới.
Theo bà Yellen, việc vỡ nợ sẽ đe dọa đến những tiến bộ về kinh tế mà Mỹ đã đạt được từ sau đại dịch Covid-19, dẫn đến mất việc làm, đẩy chi phí các khoản thanh toán hộ gia đình như vay thế chấp, vay mua ô tô và thẻ tín dụng tăng cao.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo: “Việc vỡ nợ sẽ tạo ra một thảm họa kinh tế và tài chính, làm tăng chi phí cho vay vĩnh viễn. Các khoản đầu tư trong tương lai sẽ trở nên tốn kém hơn đáng kể".
Bà Yellen lưu ý thêm, nếu trần nợ không được nâng lên, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải đối mặt với thị trường tín dụng xấu đi và chính phủ có thể sẽ ngừng cấp khoản thanh toán cho các gia đình quân nhân và người cao tuổi sống dựa vào an sinh xã hội.
Vì vậy, Quốc hội Mỹ cần nâng hoặc duy trì trần nợ của chính phủ ở mức 31.400 tỷ USD hiện tại.
| OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: 'Món quà' dành cho Tổng thống Mỹ? Quyết định gần đây của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) về việc cắt ... |
| OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Không phải Mỹ, những quốc gia này mới cảm thấy 'đau đớn' nhất Việc cắt giảm sản lượng bất ngờ của OPEC và các đồng minh (OPEC+) đã khiến giá dầu tăng nhanh. Các nhà phân tích cho ... |
| Dù tầm quan trọng của đồng Nhân dân tệ (NDT) có thể tăng trong thời gian tới, nhưng khó có thể thay thế đồng USD ... |
| Nhân dân tệ đạt 'kỳ tích ấn tượng' tại Moscow, liên minh Nga-Trung Quốc sẽ 'truất ngôi' USD? Sau khi phải hứng chịu các đòn trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây, Nga đã thực hiện một số điều chỉnh chiến ... |
| USD vẫn là 'vua', vì sao nhiều quốc gia lại 'rủ nhau' rời xa đồng bạc Mỹ? Ngày càng có nhiều quốc gia, từ Brazil đến các quốc gia Đông Nam Á, kêu gọi người dân, doanh nghiệp giao dịch bằng các ... |