Nhỏ Bình thường Lớn

Niger hậu đảo chính: Pháp bất ngờ ra quyết định hiếm hoi, Đức tỏ ý với chính quyền quân đội

Ngày 21/12, Pháp xác nhận đã đóng cửa Đại sứ quán nước này ở thủ đô Niamey của Niger.
Niger hậu đảo chính: Pháp bất ngờ ra quyết định hiếm hoi, Đức tỏ ý với chính quyền quân đội. (Nguồn: France24)
Đại sứ quán Pháp ở Niger. (Nguồn: France24)

Hãng tin AP trích dẫn nội dung một bức thư gửi cho nhân viên Đại sứ quán Pháp tại Niger nêu rõ: "Bộ châu Âu và Ngoại giao Cộng hòa Pháp rất tiếc buộc phải đóng cửa đại sứ quán trong thời gian không xác định".

Theo AP, các nguồn tin ngoại giao Pháp đã xác nhận thông tin trên, đồng thời, môt nguồn tin giấu tên nêu rõ: "Đại sứ quán Pháp tại Niger không còn có thể hoạt động bình thường hoặc thực hiện các nhiệm vụ của mình".

Pháp đưa ra biện pháp cực kỳ hiếm hoi này sau khi Niamey hôm 12/12 yêu cầu Paris rút toàn bộ binh sĩ được triển khai ở Niger trong khuôn khổ cuộc chiến chống thánh chiến trước ngày 22/12.

Đây được xem là bước leo thang mới trong mối quan hệ căng thẳng giữa Pháp và Niger, kể từ khi nhóm tướng lĩnh quân đội lên nắm quyền ở Niamey sau một cuộc đảo chính chóng vánh hồi tháng 7.

Tin liên quan
Niger trước những ngả đường lịch sử Niger trước những ngả đường lịch sử

Ở hai nước Sahel láng giềng là Mali và Burkina Faso, mặc dù những năm gần đây, các chính quyền quân sự cũng yêu cầu quân đội Pháp rút đi sau các cuộc đảo chính, song Paris vẫn duy trì các đại diện ngoại giao của mình.

Sau cuộc đảo chính ngày 26/7, quân đội Niger lên nắm quyền đã nhanh chóng yêu cầu Pháp rút 1.500 quân được triển khai để chống lại các chiến binh thánh chiến cũng như hủy bỏ một số thỏa thuận quân sự đã ký kết với Paris.

Hôm 30/7, Đại sứ quán Pháp tại Niger đã bị người biểu tình tấn công, trong khi chính quyền quân sự thiết lập phong tỏa xung quanh cơ quan đại diện này, khiến phần lớn nhân viên ngoại giao Pháp phải rời đi.

Chế độ quân sự Niger cũng tuyên bố trục xuất Đại sứ Pháp Sylvain Itté vào cuối tháng 8. Phía Pháp cho rằng nhà ngoại giao này đã bị mắc kẹt trong cơ quan đại diện ngoại giao gần một tháng trước khi rời đi.

Trong một diễn biến khác, hôm 19/12, Hội đồng quốc gia về bảo vệ Tổ quốc của quốc gia Tây Phi (CNSP) cho biết, quân đội Niger và phái đoàn Đức do Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius dẫn đầu đã thảo luận về việc nối lại hợp tác quân sự song phương.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, CNSP nêu rõ: "Bộ trưởng Quốc phòng Đức tái khẳng định mong muốn của Berlin là tiếp tục và tăng cường quan hệ đối tác quân sự với Niger. Đặc biệt, ông Pistorius tuyên bố tất cả các dự án bị gián đoạn sẽ được gia hạn từ năm 2024".

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Niger Salifou Mody, sự hiện diện của quân đội nước ngoài, bao gồm cả binh sĩ Đức, ở nước này sẽ đòi hỏi phải đáp ứng "các điều kiện mới", đặc biệt, tất cả quân đội nước ngoài sẽ được người dân Niger "đánh giá".

Về phía Đức, Bộ trưởng Pistorius cho hay, nước này quan tâm đến việc đổi mới các dự án hợp tác với Niger.

Lưu ý không phải tất cả các cầu nối giữa Berlin và Niamey đều bị phá hủy sau cuộc đảo chính, quan chức Đức nhấn mạnh, các cố vấn quân sự, lực lượng đặc biệt nước này vẫn ở Niger, trong khi các chuyên gia Đức vẫn tiếp tục huấn luyện quân đội của quốc gia Tây Phi.

Đảo chính ở Niger: Mỹ có động thái gì sau quyết định rút quân của Pháp?

Đảo chính ở Niger: Mỹ có động thái gì sau quyết định rút quân của Pháp?

Hôm 25/9 - một ngày sau khi Pháp thông báo rút quân khỏi Niger, phía Mỹ khẳng định đang cân nhắc một số kế hoạch ...

Chính quyền quân sự Niger yêu cầu một ‘khuôn khổ thương lượng’ với Pháp

Chính quyền quân sự Niger yêu cầu một ‘khuôn khổ thương lượng’ với Pháp

Chính quyền quân sự Niger hy vọng kế hoạch rút quân sắp tới của Pháp khỏi quốc gia Tây Phi này sẽ tuân thủ một ...

Pháp bắt đầu tiến trình rút quân khỏi Niger

Pháp bắt đầu tiến trình rút quân khỏi Niger

Chính quyền quân sự Niger cho biết, đoàn xe đầu tiên của quân đội Pháp sẽ rời khỏi quốc gia Tây Phi này từ ngày ...

Chính quyền Palestine để ngỏ khả năng đóng vai trò trong việc quản lý Dải Gaza

Chính quyền Palestine để ngỏ khả năng đóng vai trò trong việc quản lý Dải Gaza

Ngày 10/11, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết, chính quyền Palestine (PA) có thể đóng một vai trò trong việc quản lý Dải Gaza, ...

Học hỏi kinh nghiệm của Đức trong định hình chính sách đối ngoại nữ quyền

Học hỏi kinh nghiệm của Đức trong định hình chính sách đối ngoại nữ quyền

Vừa qua, Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức tại Việt Nam và Học viện Ngoại giao phối hợp tổ chức buổi tọa ...

Tin cũ hơn

Nga-Anh 'ăn miếng trả miếng' Nga-Anh 'ăn miếng trả miếng'
Điểm tin thế giới sáng 17/5: Diễn tập Rồng vàng tại Campuchia, Armenia-Azerbaijan đạt thỏa thuận mới, tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria Điểm tin thế giới sáng 17/5: Diễn tập Rồng vàng tại Campuchia, Armenia-Azerbaijan đạt thỏa thuận mới, tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria
Tin thế giới 16/5: Nga, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự, Anh không đưa quân tới Ukraine, Cuba tố Mỹ tài trợ kích động biểu tình bạo lực Tin thế giới 16/5: Nga, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự, Anh không đưa quân tới Ukraine, Cuba tố Mỹ tài trợ kích động biểu tình bạo lực
Thế giới Arab đề xuất tổ chức hội nghị hòa bình về Palestine, 'sốt sắng' hành động Thế giới Arab đề xuất tổ chức hội nghị hòa bình về Palestine, 'sốt sắng' hành động
Trung Quốc-Campuchia khai mạc cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc-Campuchia khai mạc cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai nước
Mỹ-Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không, phản lực thuộc top đáng sợ nhất thế giới xuất kích Mỹ-Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không, phản lực thuộc top đáng sợ nhất thế giới xuất kích
Lãnh đạo Nga, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh hứa luôn là bạn bè tốt, Moscow nói hợp tác chẳng nhằm vào bất kỳ ai, cam kết nắm tay nhau 'duy trì lẽ phải' Lãnh đạo Nga, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh hứa luôn là bạn bè tốt, Moscow nói hợp tác chẳng nhằm vào bất kỳ ai, cam kết nắm tay nhau 'duy trì lẽ phải'
Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh tô đậm sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ chia rẽ khi đối mặt Nga? Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh tô đậm sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ chia rẽ khi đối mặt Nga?
Anh sẽ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda Anh sẽ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda
Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ bình đẳng và không áp đặt về tất cả khúc mắc Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ bình đẳng và không áp đặt về tất cả khúc mắc
Tổng thống Nga đã đến Bắc Kinh, điều gì khiến ông Putin chọn Trung Quốc là điểm công du đầu tiên sau nhậm chức? Tổng thống Nga đã đến Bắc Kinh, điều gì khiến ông Putin chọn Trung Quốc là điểm công du đầu tiên sau nhậm chức?
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân