Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào năm 2023. (Nguồn: NY Times) |
Cụ thể, trong tháng 5, sản lượng dầu của Angola giảm xuống còn 1,162 triệu thùng/ngày; thấp hơn mức 1,183 triệu thùng/ngày của tháng 4.
Trong khi đó, sản lượng của Nigeria còn sụt giảm nhiều hơn, từ mức 1,219 triệu thùng/ngày trong tháng 4 xuống còn 1,024 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong số các thành viên của OPEC.
Cũng theo báo cáo, sản lượng dầu thô của OPEC đạt trung bình 28,51 triệu thùng/ngày trong tháng 5, thấp hơn 176.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Tỷ trọng dầu thô của OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu cũng giảm 0,1 điểm phần trăm, xuống 28,9%.
Ngày 15/6, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào năm tới, khi tiêu thụ của Trung Quốc phục hồi sau các đợt phong tỏa phòng chống đại dịch.
Cơ quan này nói thêm, giá dầu tăng mạnh và tăng trưởng kinh tế yếu sẽ kiềm chế nhu cầu dầu mỏ trong nửa cuối năm nay.
IEA dự kiến, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng lên 99,4 triệu thùng/ngày trong năm 2022 - cao hơn ước tính trước đó nhưng vẫn thấp hơn một triệu thùng so với năm 2019.
Nhu cầu dầu mỏ dự kiến sẽ tăng lên 101,6 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý, nguồn cung dầu mỏ có thể phải chật vật để bắt kịp nhu cầu trong năm tới do nhà sản xuất dầu thô lớn là Nga phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thắt chặt hơn.
| Mỹ bất ngờ gia hạn miễn trừ trừng phạt với Nga, EU 'rủng rỉnh' thời gian chuẩn bị lệnh cấm vận dầu Ngày 14/6, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Washington sẽ tiếp tục cho phép thanh toán tiền mua các sản phẩm năng lượng của Nga ... |
| Mất EU, dầu Nga 'chuyển hướng'; Moscow đã tìm thấy khách hàng thân thiện mới? Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác đang ngày càng trở thành nguồn thu nhập từ dầu mỏ quan trọng đối với Moscow ... |