Khả năng tài trợ cho cuộc chiến với Ukraine của Nga đang bắt đầu bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt của phương Tây (Nguồn: Getty Images) |
Nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt của Nga đang giảm, trong khi thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
Kết quả ban đầu của năm 2023 cho thấy, sự kết hợp giữa trần giá dầu và lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của phương Tây đang phát huy hiệu quả, ngay cả khi xuất khẩu năng lượng của Moscow tăng.
Doanh thu giảm mạnh
Lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm dầu tinh chế có nguồn gốc từ Nga, với các mức trần giá đi kèm đã chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2. Các biện pháp này phù hợp với các biện pháp được áp dụng bởi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Australia.
Trước đó, những quốc gia trên đã áp đặt biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Moscow, có hiệu lực vào ngày 5/12/2022. Họ cùng nhau cấm bán dầu thô và các sản phẩm dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga trong EU, ngoại trừ dầu vẫn chuyển qua đường ống và miễn trừ tạm thời cho ba nước: Hungary, Bulgaria và Croatia.
Gần đây, thị trường đã hoạt động tốt hơn mức trần giá, với việc dầu thô của Nga bán dưới mức 60 USD/thùng. Tuy nhiên, doanh thu của Nga từ hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt chỉ đạt 18,5 tỷ USD - giảm gần 40% vào tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ( IEA ) đã dự đoán rằng, sự sụt giảm doanh thu sẽ còn nghiêm trọng hơn trong những tháng tới .
Phương Tây quyết định đặt mục tiêu vào năng lượng của Nga bởi lĩnh vực này chiếm khoảng 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước này và ít nhất một phần ba thu ngân sách nhà nước.
Dù vậy, bất chấp việc mất doanh thu, thiệt hại đối với toàn bộ nền kinh tế vẫn còn nhẹ một cách đáng ngạc nhiên, ít nhất là theo các con số chính thức. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của nước Nga chỉ giảm 2,7%, dù phải đối mặt với hơn 1.000 lệnh trừng phạt.
Thành công của phương Tây
Một mục tiêu khác của phương Tây về giá trần là giữ dầu của Nga vẫn chảy trên thị trường đã thành công. Khối lượng sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Nga không bị ảnh hưởng đáng kể do nước này có khả năng chuyển hướng xuất khẩu từ thị trường châu Âu sang những người mua khác ở châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ.
Tin liên quan |
Nga hướng về Trung Quốc, Bắc Kinh tận hưởng 'thời gian ngọt ngào', Moscow chưa thấy lợi? |
Ngay cả khi được bán với giá chiết khấu, hoạt động kinh doanh dầu mỏ vẫn mang lại lợi nhuận cho Moscow. Việc loại bỏ nguồn cung của Nga sẽ gây áp lực tăng giá toàn cầu - một kịch bản không mong muốn đối với EU, nơi vẫn đang phải chiến đấu với lạm phát cao.
Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ không phải là cách tốt nhất để kiếm tiền từ nguồn tài nguyên "trời cho" đối với chính phủ Nga. Trong nhiều thập niên, Moscow đã phân bổ một phần tiền để trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu kém cạnh tranh. Đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà máy lọc dầu của Nga không thể hoạt động nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước.
Các biện pháp trừng phạt đối với các sản phẩm dầu mỏ của nước này đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu Điện Kremlin có cắt giảm nguồn cung cấp, đặc biệt là nhiên liệu diesel, để giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà nước hay không?
Trong điều kiện thị trường hiện tại, việc mất một nửa sản lượng dầu diesel xuất khẩu của Moscow có thể rất khó khăn. Nếu kịch bản đó xảy ra, nó sẽ gây hậu quả bất lợi cho các nhà nhập khẩu lớn, đặc biệt là EU - khu vực nhập khẩu dầu diesel rất lớn và phụ thuộc vào sản phẩm này của Nga để đáp ứng hơn một nửa nhu cầu.
Dầu diesel chuyển hướng
Trong số các sản phẩm dầu khác nhau mà Nga xuất khẩu, dầu diesel là mặt hàng nổi bật. Không chỉ vì năng lực xuất khẩu của nước này và tầm quan trọng của dầu diesel đối với nền kinh tế toàn cầu mà còn vì thị trường dầu diesel toàn cầu đặc biệt khan hiếm.
Sau khi phục hồi từ đại dịch Covid-19, sự gián đoạn nguồn cung khiến giá dầu diesel tăng cao hơn nữa, điều này sẽ dẫn đến tăng chi phí cho một loạt các ứng dụng sử dụng dầu diesel làm nguyên liệu, từ vận tải đến sưởi ấm và các quy trình công nghiệp.
Nga xuất khẩu khoảng 1 triệu thùng dầu diesel/ngày. Dầu diesel của đất nước này đáp ứng khoảng 3,5% nhu cầu dầu diesel toàn cầu (20 triệu thùng/ngày). Mặc dù con số có vẻ không cao, nhưng nó rất quan trọng.
Trong suốt năm 2022, xuất khẩu dầu diesel của Nga nhìn chung không thay đổi. Đất nước này đã tăng khoảng 200.000 thùng dầu diesel/ngày vào cuối năm, khi những khách hàng phương Tây tăng mua, trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực.
Tính đến thời điểm hiện tại, không có sự gián đoạn nào đối với nguồn cung dầu diesel đã xảy ra. Thay vào đó, những gì đã xảy ra, giống như trên thị trường dầu thô, là sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại. Dầu diesel của Nga ban đầu dành cho các nước EU hiện được bán ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi hoặc buộc phải đi xa hơn, chẳng hạn như đến Mỹ Latinh.
Tại thị trường châu Âu, động cơ diesel của Nga đang được thay thế bằng động cơ diesel đến từ những nơi xa hơn, chẳng hạn như Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc.
Nga đang gặp khó?
Điều ít được nhắc đến thời gian qua là tình trạng của các nhà máy lọc dầu của Nga.
Trong thị trường tự do, một nhà máy lọc dầu của Nga sản xuất dầu và bán vào thị trường châu Âu sẽ kiếm được ít hơn 5-10 USD/thùng, do chi phí giao hàng cao. Để duy trì hoạt động kinh doanh, chính phủ Nga đã phải trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu đó. Nếu không có bất kỳ khoản trợ cấp nào, 80% công suất lọc dầu của Nga sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức.
Khoản trợ cấp này sẽ tăng và giảm cùng với biến động của giá dầu thô Nga. Sự sụt giảm giá dầu thô gần đây đã khiến mức trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu xuống mức rất thấp, do đó, đe dọa khả năng tiếp tục vận hành của các nhà máy này.
Tuy nhiên, với nguồn thu bị siết chặt và khả năng tài chính suy yếu, chính phủ Nga có lý do để ủng hộ một kết quả như vậy. Nếu điều đó xảy ra, Nga sẽ có nhiều dầu thô hơn (thêm 1 đến 1,5 triệu thùng/ngày) để xuất khẩu, vì sản lượng tinh chế trong nước giảm đi. Ngược lại, giá dầu thô trên thị trường toàn cầu sẽ đi xuống.
Giải pháp của Nga sẽ là giảm sản lượng dầu thô. Đầu năm nay, chính phủ nước này tuyên bố sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thô 500.000 thùng/ngày kể từ tháng 3/2023. Lý do chính là để duy trì giá cả, nhưng quyết định này cũng có thể là dấu hiệu của những khó khăn khác.
| Pháo đài kinh tế Nga có đang sụp đổ? Hé lộ lĩnh vực thực sự 'trúng đạn' trừng phạt của phương Tây The Economist đã viết trong một bài báo hồi tháng 3/2022 rằng, "pháo đài kinh tế Nga của Tổng thống Vladimir Putin đang sụp đổ". ... |
| Dầu diesel Nga có thể vẫn đến châu Âu, cách nào giúp Moscow 'lách' trừng phạt? Ngày 4/4, hãng tin Reuters (Anh) dẫn dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy, châu Âu có thể vẫn mua dầu diesel của Nga ... |
| Chiến lược 'né và đỡ' của Nga đối đầu ngang ngửa loạt đòn trừng phạt bất định từ phương Tây Ứng phó với loạt đòn trừng phạt kinh tế đa dạng và vô tiền khoáng hậu từ Mỹ và phương Tây, là một nền kinh ... |
| Tung cả chục gói trừng phạt vẫn bất lực nhìn công ty 'nhà' làm ăn với Nga, Đức tính 'đòn' mạnh Các công ty châu Âu, bao gồm cả các doanh nghiệp của Đức, đang tránh các biện pháp trừng phạt chống lại Nga bằng cách ... |
| Mỹ tung 'đòn' lớn nhằm vào Nga, bắt đầu 'chơi chiến thuật' mới khiến Moscow tê liệt? Ngày 12/4, Mỹ thông báo áp đặt trừng phạt hàng trăm cá nhân và tổ chức liên quan Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân ... |