Nội dung đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN rất phong phú

Bảo Chi
Từ ngày 16-17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) trực tiếp và trực tuyến tại Phnom Penh, Campuchia. Nhân dịp này, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Vũ Hồ đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, kết quả và những đóng góp của đoàn Việt Nam tại Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Campuchia
Toàn cảnh Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Campuchia. (Nguồn: AKP)

Xin ông cho biết ý nghĩa và kết quả của Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia?

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) tổ chức tại Phnom Penh từ 16-17/2 là sự kiện mang trong mình nhiều ý nghĩa.

Đây là lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sau thời gian gián đoạn do dịch bệnh Covid-19. Tổ chức thành công hoạt động này vừa thể hiện quyết tâm của Chủ tịch Campuchia vừa phản ánh nguyện vọng chung nối lại sự liên hệ gần gũi giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, duy trì trao đổi sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế.

Có thể thấy một số kết quả chính của Hội nghị như sau:

Trước hết, đoàn kết và nhất trí, linh hoạt và sáng tạo cùng hướng tới Cộng đồng ASEAN hoà bình, ổn định, phát triển bền vững, an toàn và thịnh vượng thể hiện rõ nét qua chương trình nghị sự của các Bộ trưởng. Tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN sau 2025 đang từng bước hình thành, giao thoa giữa các dân tộc tiếp tục được nâng lên tầm cao mới, an sinh xã hội cùng thu hẹp khoảng cách được đề cao.

Thứ hai, hợp tác vì phồn vinh chung cũng được đề cập trong trao đổi ở Hội nghị. Có thể nói, phục hồi bền vững sau đại dịch đang là chủ đề thu hút nhiều quan tâm và ưu tiên của các thành viên ASEAN. Nhiều nước bày tỏ hy vọng kết nối sẽ sớm được khôi phục, giao thương sẽ trở lại bình thường, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia có những biến đổi về chất.

Để tạo điều kiện cho tiến trình này, các Bộ trưởng đã nhất trí sẽ kích hoạt các thỏa thuận và những kế hoạch đã được thông qua, tạo tiền đề cho nắm bắt cơ hội, phục hồi toàn diện, hướng tới tương lai của toàn Cộng đồng. Đáng chú ý, các nước đặt mục tiêu đầy tham vọng, đạt 5,1 % tăng trưởng toàn khu vực trong 2022.

Thứ ba, thành công của ASEAN trong suốt chiều dài lịch sử của Hiệp hội đang ngày càng thu hút sự quan tâm, chú ý của Cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, các đối tác trong đó có các nước lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước tầm trung như Hàn Quốc, Nhật Bản lần lượt đề xuất nâng cấp quan hệ với ASEAN cho thấy vị thế, hình ảnh và uy tín của ASEAN đang không ngừng được nâng cao.

Tuy vậy, không thể phủ nhận ASEAN đang phải đối mặt với không ít thách thức, cả những thách thức nội tại như dịch bệnh, bất ổn trong nội bộ thành viên, phức tạp trong tình hình trên biển lẫn những thách thức cố hữu lâu dài như suy thoái môi trường, cạnh tranh nước lớn và cả khoảng cách phát triển…. Các Bộ trưởng đã trao đổi thẳng thắn và chân thành về tất cả những thách thức và định ra đường hướng cho hợp tác, cùng nhau ứng phó thành công.

Các Bộ trưởng kết luận, đoàn kết nhất trí tiếp tục là nhân tố then chốt trong hoạt động của ASEAN. Xuất phát từ cơ sở đó và trên tinh thần thượng tôn pháp luật, các nước cần lấy hoà bình và ổn định là mục tiêu, đối thoại và hợp tác làm công cụ, cùng hướng tới tương lai.

Có thể nói, với thành công của Hội nghị lần này, một con đường mới đang mở ra cho Cộng đồng ASEAN thành công hơn nữa.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. (Nguồn: TTXVN)

Xin ông cho biết về những đóng góp của đoàn Việt Nam tại Hội nghị này?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia mọi hoạt động của Hội nghị.

Nội dung đóng góp của Việt Nam rất phong phú, tập trung củng cố đoàn kết ASEAN, thúc đẩy tiến triển trong xây dựng Cộng đồng, phục hồi kinh tế, kiểm soát Covid-19; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại của ASEAN.

Đoàn Việt Nam cũng đưa ra những gợi ý thấu đáo cho các vấn đề phức tạp nổi lên như tình hình Biển Đông, Myanmar và cạnh tranh nước lớn.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề xuất những sáng kiến mang tính thời sự, hết sức thiết thực như thoả thuận công nhận giấy chứng nhận vắc xin lẫn nhau trong khu vực, sử dụng hiệu quả Quỹ ASEAN phòng chống Covid-19,[1] hay tiếp nối tiến trình thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác phát triển tiểu vùng trong khu vực.

Không chỉ đề cập hợp tác trong ASEAN, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhắc tới quan hệ đối ngoại của Hiệp hội. Bộ trưởng khẳng định, ASEAN cần có cách tiếp cận toàn diện, cân bằng và hài hoà trong quan hệ với cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn. Trong quá trình xem xét các đề nghị do các nước đưa ra, ASEAN cần dựa trên lợi ích của khu vực, lấy ASEAN làm trung tâm, vừa duy trì quan hệ hoà hiếu vừa giảm thiểu tác động của bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia với phát triển của khu vực.

Là nước điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn giới thiệu với Hội nghị kế hoạch của Việt Nam dẫn dắt quan hệ ASEAN-Hàn Quốc phát triển với những sáng kiến phong phú về hình thức, sâu sắc về nội dung, bao trùm trong hành động như tổ chức Ngày Hàn Quốc tại ASEAN, trao đổi về lực lượng lao động sau dịch bệnh, thiết lập viện trung tâm nghiên cứu ASEAN-Hàn Quốc ở Hà Nội…

Thảo luận về tình hình quốc tế và khu vực, Bộ trưởng đã có những phát biểu quan trọng về Biển Đông và Myanmar. Cùng Ngoại trưởng các nước ASEAN, Bộ trưởng tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm đạt được Bộ quy tắc COC hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Các nước nhất trí sẽ xây dựng Tuyên bố chung kỷ niệm 20 năm Tuyên bố DOC, qua đó khẳng định quyết tâm của ASEAN xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình và hợp tác, nơi tàu bè qua lại tự do và an toàn, các nước đối thoại thẳng thắn và hợp tác chân thành trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Trên tinh thần đoàn kết ASEAN, hợp tác và xây dựng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đã trao đổi về tình hình Myanmar và khẳng định Myanmar là thành viên gia đình ASEAN, những vấn đề nội bộ của Myanmar sẽ do người dân Myanmar tự quyết định. Thông qua thực hiện Đồng thuận 5 điểm của Lãnh đạo ASEAN tháng 4/2021, Bộ trưởng đề nghị ASEAN và Myanmar phát huy tinh thần hợp tác và trách nhiệm với cộng đồng, hỗ trợ Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện cho các bên liên quan tìm kiếm giải pháp cho những bất đồng mâu thuẫn hiện nay.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ cam kết Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Đặc phái viên hoàn thành nhiệm vụ và nhấn mạnh ASEAN vẫn sẽ duy trì hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar trong mọi hoàn cảnh.

Ngày 17/2, Campuchia đã ra Tuyên bố báo chí của Chủ tịch Hội nghị, phản ánh các cụ thể, chi tiết các kết quả của Hội nghị lần này.


[1] Hiện đã có hơn 20 triệu USD

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn biểu dương các cán bộ đóng góp cho nhiệm kỳ Việt Nam là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn biểu dương các cán bộ đóng góp cho nhiệm kỳ Việt Nam là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ

Vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có thư biểu dương toàn thể cán bộ các đơn vị thành viên Nhóm công ...

Khai mạc Hội nghị Ngoại giao 31 - Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng

Khai mạc Hội nghị Ngoại giao 31 - Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng

Sáng 15/12, Hội nghị Ngoại giao 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/11/2024: Nhân Mã tình cảm hòa hợp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/11/2024: Nhân Mã tình cảm hòa hợp

Tử vi hôm nay 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 25/11. Lịch âm 25/11/2024? Âm lịch hôm nay 25/11. Lịch vạn niên 25/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev đã gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam-Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin tức địa chính trị 'nóng hổi' thị trường nóng rẫy, còn cơ hội ...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động