Novak Djokovic đứng đầu danh sách những ngôi sao quần vợt có nhiều tiền thưởng nhất

Rafael Nadal và Novak Djokovic đang bám đuổi quyết liệt trong cuộc đua về số danh hiệu Grand Slam và cả cuộc đua về số tiền thưởng trong sự nghiệp hoành tráng của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Với chức vô địch Wimbledon vừa rồi, tay vợt Novak Djokovic đã giành được 21 Grand Slam trong sự nghiệp, chỉ còn kém kỷ lục của Nadal đúng một lần đăng quang nữa, song nếu xét về mặt tiền thưởng đã giành được thì tay vợt người Serbia đứng trên tất cả, thậm chí còn bỏ xa những đối thủ kế tiếp.

Nói về tiền thưởng, cần phải nhắc lại rằng giải đấu cấp càng cao thì tiền thưởng càng hấp dẫn.

Theo thống kê của ATP Tour, các giải cấp độ ATP 250 sẽ có tiền thưởng trung bình mỗi giải là 625.151 USD. Tiếp theo đó là cấp độ ATP 500 với tiền thưởng trung bình là 1.803.832 USD.

Tổng số tiền thưởng trung bình ở mỗi giải Master 1000 lên đến 5.007.832 USD. ATP Finals có tiền thưởng đến 7.250.000 USD.

Các giải trong hệ thống Grand Slam danh giá đương nhiên còn cao hơn gấp bội, lên tới 24.266.872 USD.

Rafael Nadal đang là tay vợt dẫn đầu về số tiền thưởng trong năm với 6,3 triệu USD. Tiếp theo lần lượt là Carlos Alcaraz (4,3 triệu USD) và Novak Djokovic (4,2 triệu USD). Đây là những số liệu thống kê tính đến trước tuần qua.

Dưới đây là 5 tay vợt đang đứng đầu về số tiền thưởng trong sự nghiệp:

tiền thưởng
Roger Federer và Pete Sampras (bên trái). (Nguồn: Getty Images)

Vị trí thứ 5: Pete Sampras

Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Pete Sampras đã thống trị làng banh nỉ khi giành 14 danh hiệu Grand Slam và giữ ngôi số một thế giới trong vòng 286 tuần.

Anh dẫn đầu về số danh hiệu Grand Slam cho đến khi nghỉ hưu năm 2002. Ngoài 2 chức vô địch Australian Open, 5 chức vô địch US Open, 7 Wimbledon, Sampras còn giành 49 danh hiệu ATP Tour khác, trong đó có 11 danh hiệu Masters.

Grand Slam duy nhất mà Sampras không giành được trong sự nghiệp là Roland Garros, giải đấu mà thành tích tốt nhất của anh là lọt vào bán kết năm 1996. Còn tại Masters Cup - giải đấu tiền thân của ATP Finals, Sampras vào chung kết 6 lần và vô địch 5 lần.

Tổng số tiền thưởng mà Sampras giành được trong sự nghiệp là 43.280.489 USD. Mùa giải Sampras bỏ túi nhiều nhất là năm 1997 với 6.498.311 USD.

tiền thưởng
Tay vợt Andy Murray. (Nguồn: Sky Sports)

Vị trí thứ 4: Andy Murray

Việc Murray xếp trên Sampras về số tiền thưởng là một minh chứng cho khác biệt về số tiền thưởng tại các giải đấu theo thời gian.

Tay vợt người Scotland chỉ giành được 3 Grand Slam (2 Wimbledon, 1 US Open), bên cạnh 46 danh hiệu ATP khác, nhưng anh đã bỏ túi 62.913.301 USD tiền thưởng. Tất nhiên, 5 lần về nhì ở Australian Open cũng giúp cựu tay vợt số một thế giới này kiếm kha khá tiền thưởng,dù không có danh hiệu.

Ngoài những thành tích trên, Murray còn vô địch ATP Finals 2016, giành hai tấm Huy chương vàng Olympic tại London 2012 và Rio 2016 cùng với 14 danh hiệu Masters 1000.

Mùa giải thành công nhất của Murray là năm 2016 khi anh có được 16.349.701 USD tiền thưởng. Cho tới nay, đây vẫn là số tiền thưởng lớn thứ nhì mà một tay vợt giành được trong một mùa giải.

tiền thưởng
Roger Federer. (Nguồn: ESPN)

Vị trí thứ 3: Roger Federer

Không có gì ngạc nhiên khi tay vợt này chiếm ba vị trí đầu trong danh sách trên. Federer, chủ nhân của 20 Grand Slam, đã hoàn tất Career Slam vào năm 2009 khi chinh phục được Roland Garros.

Trong sự nghiệp của mình, Federer đã giành được 103 danh hiệu, chỉ kém kỷ lục của Jimmy Connors (109). Anh từng 6 lần vô địch Australian Open, 1 Roland Garros, 8 Wimbledon (kỷ lục) và 5 US Open, và có 310 tuần đứng trên ngôi số một thế giới.

Federer từng 6 lần vô địch ATP Finals và giành được 28 danh hiệu Masters 1000. Những chức vô địch ấy đã đóng góp không nhỏ vào số tiền thưởng trong sự nghiệp của tay vợt đã thi đấu chuyên nghiệp từ năm 1998 này: 130.594.339 USD.

Mùa giải Federer kiếm nhiều tiền thưởng nhất là năm 2017 với 13.054.856 USD.

tiền thưởng
Tay vợt Rafael Nadal. (Nguồn: Tennis365)

Vị trí thứ 2: Rafael Nadal

Sau khi lần thứ 14 đăng quang ở Roland Garros, Rafael Nadal đã tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua GOAT (Tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại) với 22 Grand Slam. Ngoài 14 danh hiệu ở Roland Garros, Rafa còn 4 lần vô địch US Open, 2 lần vô địch Australian Open và 2 Wimbledon.

Trong số 92 danh hiệu ATP của Nadal, có đến 36 danh hiệu Masters 1000. Anh cũng từng giành HCV Olympic ở cả nội dung đơn (2008) và đôi (2016). Đáng tiếc là Rafa chưa hề vô địch ATP Finals, mà chỉ hai lần về nhì ở giải Bát hùng này.

Với những thành tích trên, Nadal đã giữ ngôi số một trong 209 tuần. Anh cũng từng giành 11 danh hiệu đôi và từng lọt vào Top 30 ở nội dung này.

Tổng số tiền thưởng trong sự nghiệp của Nadal là 131.338.131 USD, tức là chỉ nhỉnh hơn Federer một chút. Nhưng so với đàn anh người Thụy Sỹ, Nadal sẽ có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập hơn.

Những năm thành công nhất của Nadal về mặt tiền thưởng là 2013 (14.570.937 USD), 2017 (15.864.000 USD) và 2019 (16.349.586 USD)

Novak Djokovic đứng đầu danh sách những ngôi sao quần vợt có thu nhập cao nhất
Novak Djokovic có số tiền thưởng "hoành tráng". (Nguồn: EFE)

Vị trí số 1: Novak Djokovic

Novak Djokovic, chủ nhân 21 Grand Slam là người đứng đầu trong lịch sử về mặt tiền thưởng giành được trong suốt sự nghiệp. Anh từng 9 lần vô địch Australian Open, 2 Roland Garros, 7 Wimbledon, và 3 US Open.

Trong sự nghiệp của mình, Djokovic đã giành 88 danh hiệu, trong đó có 5 ATP Finals và kỷ lục 38 danh hiệu Masters 1000. Djokovic là tay vợt duy nhất trong lịch sử từng hai lần đoạt Golden Masters và anh cũng đang giữ kỷ lục 373 tuần đứng trên ngôi số một thế giới.

Mùa giải kiếm nhiều tiền thưởng nhất của Djokovic là 2015 khi anh bỏ túi tới 21.146.145 USD - một kỷ lục cực kỳ khó xô đổ.

Ngoài ra, số tiền kiếm được của Djokovic ở các mùa 2014, 2016, 2018 và 2019 đều nằm trong Top 10 mùa giải nhiều tiền thưởng nhất.

Tổng số tiền thưởng trong sự nghiệp hoành tráng của anh là 158.996.253, bỏ khá xa hai người kế tiếp là Nadal và Federer.

Wimbledon 2022 kết thúc, các sao quần vợt đi nghỉ dưỡng cùng người thân

Wimbledon 2022 kết thúc, các sao quần vợt đi nghỉ dưỡng cùng người thân

Á quân đơn nam Wimbledon 2022 Nick Kyrgios tới Bahamas, Nadal tắm biển ở Formentera trong khi Serena Williams cùng chồng con đi du lịch ...

Rafael Nadal rút lui vì chấn thương, Nick Kyrgios vào chung kết Wimbledon 2022

Rafael Nadal rút lui vì chấn thương, Nick Kyrgios vào chung kết Wimbledon 2022

Một ngày trước trận bán kết Wimbledon 2022, Rafael Nadal quyết định rút lui do chấn thương, Nick Kyrgios lần đầu tiên góp mặt ở ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Thái Bình trong nhóm 'tỷ USD' về thu hút FDI

Thái Bình trong nhóm 'tỷ USD' về thu hút FDI

2024 là năm thứ hai liên tiếp, Thái Bình nằm trong nhóm 'tỷ USD' về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ngày 12/1, 18 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển đã nhập cảnh Malaysia và đang làm các thủ tục để ...
Ca sĩ trẻ Bùi Tuấn Ngọc được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào

Ca sĩ trẻ Bùi Tuấn Ngọc được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào

Ca sĩ Bùi Tuấn Ngọc hy vọng có nhiều bạn trẻ tham gia các công tác đối ngoại nhân dân để vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Dự báo thời tiết ngày mai (14/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối; các khu vực ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày mai (14/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối; các khu vực ngày nắng

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (14/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
NSƯT Như Huỳnh được vinh danh Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu 2024

NSƯT Như Huỳnh được vinh danh Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu 2024

'Hoa hậu cải lương', NSƯT Như Huỳnh được xướng tên tại chương trình vinh danh gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024.
Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 2 ngành mới, thu nhập hấp dẫn

Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 2 ngành mới, thu nhập hấp dẫn

Dựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, thu nhập khá hấp dẫn, năm 2025, Trường đại học Y Hà Nội dự kiến sẽ mở thêm 2 ngành mới.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động