Bức ảnh chụp từ trên cao xuống, cho thấy ngọn núi lửa Momotombo ở Nicaragua đang phun ra những đám mây khí độc. (Nguồn: NASA) |
Momotombo là một ngọn núi lửa đang hoạt động nằm trên bờ phía Bắc của hồ Managua ở phía Tây Nicaragua.
Theo thông tin từ Đài quan sát Trái đất của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà khoa học khảo sát khu vực này đã từng gọi núi lửa Momotombo là "nỗi kinh hoàng" vào năm 1902. Theo Chương trình Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), Momotombo khoảng 4.500 năm tuổi, đỉnh của nó cao 1.270m so với mực nước biển.
Trong suốt 500 năm qua, núi lửa Momotombo có một số đợt hoạt động lớn, bao gồm vụ phun trào vào năm 1610 gây ra trận động đất phá hủy thành phố León gần đó. Người dân nơi đây đã phải di dời, sau đó họ xây dựng lại thành phố León mới, hiện là đô thị lớn thứ hai của Nicaragua. Trong khi đó, tàn tích của thành phố cổ được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
Núi lửa này từng có những đợt phun trào lớn vào tháng 11/2015 và tháng 2/2016. Theo báo cáo của Chương trình Núi lửa toàn cầu, từ năm 2021 tới nay, Momotombo chưa có hoạt động phun trào lớn nào, tuy nhiên, nó vẫn âm ỉ hoạt động và nhả ra khí độc, nên giới khoa học coi nó đang trong giai đoạn hoạt động.
Trong bức ảnh của NASA ở trên, có thể thấy, ngọn núi lửa đang phun ra một đám mây từ đỉnh. Đám mây này chứa hỗn hợp hơi nước và các loại khí độc như hydro sunfua có mùi hôi, đã nhuộm vàng đỉnh núi lửa từ hàng ngàn năm nay. Núi lửa thường phun ra những đám mây khí độc này trước và sau khi phun trào.
Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, qua bức ảnh cũng có thể nhìn rõ hai cánh đồng dung nham tối màu nằm dưới chân núi, là vết tích của các dòng đá nóng chảy chảy tràn xuống sườn núi lửa trong những lần phun trào trước đó.
Momotombo là một phần của Vòng cung núi lửa Trung Mỹ, trải dài dọc theo bờ biển phía Tây của lục địa từ Mexico đến Panama, và được bao quanh bởi một số núi lửa khác, gồm ngọn nhỏ hơn có tên Momotombito, cao khoảng 350m, nằm giữa hồ Managua và được hình thành cùng thời kỳ với Momotombo.
Khu vực xung quanh Momotombo có rất nhiều khe hở nhỏ, được gọi là lỗ phun khí, nơi khí và hơi nước núi lửa bốc lên bề mặt Trái đất. Kết quả là hầu hết khu vực xung quanh đã được sử dụng để xây dựng một nhà máy địa nhiệt từ năm 1983. Người ta đã sản xuất ra điện từ nguồn nhiệt có từ dưới lòng đất này.
Núi lửa vốn là một vết đứt gãy nằm trong lớp vỏ Trái đất, cho phép dung nham, tro và khí thoát ra ngoài. Lớp vỏ Trái đất được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, càng xuống sâu bên trong càng nóng và mềm. Núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo.
Núi lửa được hình thành do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 30km trong lòng đất, nhiệt độ ở đây nóng tới mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá.
Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở ra và cần nhiều không gian hơn. Đá nóng chảy (còn gọi là mắc ma) liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các khối mắc ma cao hơn áp lực của lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phun vọt lên trên và tạo thành núi lửa.
Trong quá trình phun trào, khí ga nóng và các chất rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống sườn và chân núi, hình thành nên một ngọn núi hình nón.
| Iceland theo dõi chặt núi lửa dưới sông băng, nguy cơ phun trào cao Ngày 11/1, Iceland cho biết, đang theo dõi chặt chẽ núi lửa hoạt động mạnh nhất ở nước này sau khi sông băng của núi ... |
| Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo Sáng 28/4, núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia đã phun trào, khiến nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh xa khu vực. |
| Di sản Văn hóa thế giới: Nhật Bản mở toàn bộ các tuyến đường mòn lên núi Phú Sĩ Toàn bộ 4 lối lên đỉnh Phú Sĩ đã được mở nhưng chính quyền Nhật Bản chỉ cho phép tối đa 4.000 người leo núi ... |
| Italy: Núi lửa Etna phun trào dung nham như 'mở cánh cổng địa ngục' Những dòng dung nham nóng bỏng của vụ phun trào Etna, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất châu Âu, làm sáng ... |
| Phát hiện bằng chứng về nghi lễ phù phép cổ xưa nhất thế giới Những chiếc gậy có niên đại 12.000 năm của thổ dân ở Australia là bằng chứng về một nghi lễ phù phép lâu đời nhất ... |