Nhỏ Bình thường Lớn

OECD ra quyết định 'mang tính lịch sử' với Indonesia, Anh muốn Jakarta 'có một ghế'

Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nhấn mạnh, quyết định thiết lập các cuộc đàm phán việc gia nhập OECD của Indonesia mang tính lịch sử.
OECD mở đường cho Indonesia, Anh muốn thấy Jakarta 'có một ghế'
OECD mở đường cho Indonesia trở thành thành viên. (Nguồn: Kayak)

Quyết định trên đánh dấu đơn đăng ký đầu tiên vào OECD của một quốc gia thuộc Đông Nam Á - một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới.

Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, ông Mathias Cormann cho rằng, Indonesia được xem như một nhân tố quan trọng trên toàn cầu, mang lại vai trò lãnh đạo quan trọng trong và ngoài khu vực. Quyết định mở các cuộc thảo luận gia nhập sẽ mang lại lợi ích cho cả Indonesia và OECD.

Tin liên quan
Bắc Ireland có bước đi đầu tiên thay đổi lịch sử Bắc Ireland có bước đi đầu tiên thay đổi lịch sử 'không thể tưởng tượng ra'

Ông Cormann cho biết thêm, điều quan trọng là Indonesia tham gia vào quá trình đàm phán với tư cách là quốc gia gia nhập cũng sẽ giúp tăng cường hơn nữa mức độ tương tác phù hợp và nâng cao khả năng tác động toàn cầu của OECD.

Theo thông cáo báo chí, quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập tuân theo đánh giá của các thành viên OECD trên cơ sở “khuôn khổ dựa trên bằng chứng để xem xét các thành viên tương lai”.

Tổ chức này sẽ chuẩn bị dự thảo lộ trình gia nhập cho quá trình xem xét kỹ thuật của Indonesia. Hơn 20 Ủy ban kỹ thuật cũng sẽ đánh giá khả năng Indonesia tuân thủ các tiêu chuẩn của OECD.

Việc đánh giá sẽ đưa ra các khuyến nghị để Indonesia tiếp tục phù hợp với các phương pháp triển khai tốt nhất của tổ chức này. Các đánh giá cũng sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại và đầu tư mở, quản trị công, nỗ lực chống tham nhũng cũng như các hành động chống biến đổi khí hậu.

Không có thời hạn cho quá trình gia nhập, mà phụ thuộc vào mức độ Indonesia có thể điều chỉnh theo các tiêu chuẩn của tổ chức.

Nhưng thông thường phải mất 5-8 năm để một quốc gia đạt được tư cách thành viên chính thức. Việc kết nạp thành viên mới cần có sự nhất trí của tất cả các nước thành viên OECD.

Indonesia chính thức nộp đơn xin trở thành thành viên của OECD vào tháng 7/2023, dù nước này đã là đối tác quan trọng của OECD kể từ năm 2007.

Indonesia đã đặt mục tiêu trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2045.

Việc Indonesia gia nhập OECD đã nhận được sự ủng hộ từ các thành viên của nhóm, đơn cử như Vương quốc Anh.

Trong thông điệp chúc mừng ông Prabowo Subianto trong cuộc bầu cử gần đây, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã nói về việc Vương quốc Anh cũng muốn thấy Indonesia "có một ghế" trong OECD.

Việt Nam sẽ tăng mức độ thịnh vượng 125% trong 10 năm tới

Việt Nam sẽ tăng mức độ thịnh vượng 125% trong 10 năm tới

Việt Nam sẽ có mức tăng mạnh nhất về sự thịnh vượng trong thập niên tới, khi củng cố được vị thế là trung tâm ...

Từ thiếu lao động trầm trọng đến cắt giảm hàng loạt việc làm, nghịch lý khó tin tại đầu tầu kinh tế của châu Âu

Từ thiếu lao động trầm trọng đến cắt giảm hàng loạt việc làm, nghịch lý khó tin tại đầu tầu kinh tế của châu Âu

Các tập đoàn lớn của Đức hiện đang cắt giảm hàng chục nghìn việc làm. Ngay cả các chuyên gia phần mềm, vốn được săn ...

Kinh tế Đức chông chênh, thoát khủng hoảng chậm hơn mong đợi

Kinh tế Đức chông chênh, thoát khủng hoảng chậm hơn mong đợi

Ngày 21/2, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck xác nhận việc chính phủ nước này điều chỉnh giảm triển vọng nền kinh tế lớn ...

Nga sở hữu lượng tiền mặt chưa từng có nhờ Mỹ và một đồng minh

Nga sở hữu lượng tiền mặt chưa từng có nhờ Mỹ và một đồng minh

Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), Nga đang bước vào năm thứ ba của chiến dịch ...

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này
Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này
Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc? Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc?
'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn 'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ