TIN LIÊN QUAN | |
Tranh chấp thương mại Trung - Mỹ sẽ còn tiếp tục kéo dài | |
Chứng khoán thế giới ngập sắc đỏ do nguy cơ chiến tranh thương mại |
Đó là nhận định trong một bài phân tích của Paul Krugman - Giáo sư kinh tế nổi tiếng của nước Mỹ và là một trong 50 nhà kinh tế có ảnh hưởng toàn cầu, trên tờ New York Times. Ông cũng là nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008 và là cha đẻ của nhiều mô hình kinh tế mới.
Bắt đầu bài phân tích của mình, Giáo sư Paul Krugman cho biết, lúc đầu ông dự định viết về hệ thống chăm sóc sức khỏe trong nền kinh tế Mỹ, nhưng sau đó ông lại thấy cần phải phản ánh một cách thực chất nhất về “vấn đề điên rồ này – chỉ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donal Trump khơi mào”. Ông khẳng định, đó không chỉ là vấn đề đơn giản để đề cập trên Twitter (ám chỉ những dòng trạng thái mà ông Trump thường viết trên trang mạng xã hội).
Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm sắc lệnh áp thuế thép, nhôm lên các nước. (Nguồn: Reuters) |
Không đơn giản chỉ là thứ để tweet trên Twitter
Việc chính thức - hợp pháp – biện minh cho việc đánh thuế nhôm thép là để bảo vệ an ninh quốc gia. Đó rõ ràng là một lý do gian lận, mà những nạn nhân trực tiếp chính là các đồng minh của Mỹ. Nhưng Tổng thống Trump và các đồng sự có lẽ không quan tâm đến việc nói dối đối với chính sách kinh tế, vì đó là tất cả những gì họ đã làm. Họ đã xem đó như một trò chơi công bằng, nếu vấn đề phân phối lại việc làm theo quan niệm của ông Trump thắng lợi. Vậy cụ thể, vấn đề này chính xác là thế nào?
“Vâng, đây chính là điểm mà một người có gắn mác nhà kinh tế như tôi gặp chút rắc rối“, Krugman viết. Câu trả lời chính xác về khả năng tạo ra việc làm - hoặc thất bại của một chính sách thương mại - hay bất kỳ một chính sách kinh tế nào, dù cho như thế nào, quan niệm tốt hay xấu thì về cơ bản đều bằng 0.
Tại sao vậy? Fed hiện đang trên con đường tăng dần lãi suất, bởi vì các nhà hoạch định chính sách tin rằng, nước Mỹ đang trong giai đoạn khá dồi dào về việc làm. Ngay cả khi thuế suất đã được nới lỏng, thì nó lại càng làm cho Fed quyết định tăng lãi suất nhanh hơn. Nhưng thực tế, tăng thuế sẽ làm cho công việc trong các ngành khác trở nên tồi tệ hơn. Ngành chế tạo sẽ bị tổn thương bởi lãi suất tăng, đồng USD sẽ trở nên mạnh hơn, khiến công việc sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn và còn nhiều hệ lụy khác nữa.
Công nhân cắt thép tại Nhà máy Novolipetsk ở Farrell, bang Pennsylvania, Mỹ. (Nguồn: Reuters) |
Vấn đề này cần được thảo luận một cách nghiêm túc. Chúng ta muốn biết liệu cuộc chiến tranh thương mại mang tên Trump sẽ đi đến đâu - liệu với chính sách tiền tệ không đổi, công ăn việc làm của người Mỹ sẽ tăng thêm hay lại bị mất đi.
Và câu trả lời, gần như chắc chắn là, cuộc chiến thương mại này sẽ chẳng đi đến đâu, nó thực sự là một “công cụ giết công việc hàng loạt”, chứ không có khả năng tạo việc làm, vì hai lý do.
Thứ nhất, ông Trump đang áp mức thuế cao lên các mặt hàng trung gian – thứ hàng hóa được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng, trong đó, có một số mặt hàng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Do đó, giá thành của xe hơi và các sản phẩm có độ bền cao khác chắc chắn sẽ bị đội lên cao, do bị ảnh hưởng nhiều nhất từ mức thuế mới. Điều đó cũng có nghĩa là, Mỹ sẽ không thể bán được lượng hàng hóa nhiều như trước đây; và bất kỳ lợi ích nào thu được từ ngành nhôm, thép đều sẽ bị trả giá bởi số lượng công việc bị mất đi của các ngành công nghiệp cuối cùng khác".
Lý do thứ hai là các quốc gia khác chắc chắn sẽ trả đũa đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, cái giá của những quyết định của ông Trump sẽ là sự tăng giá của tất cả mọi thứ, từ xe hơi đến chiếc xúc xích.
Quyết định từ sự kiêu ngạo
Tình huống này nhắc người ta nhớ lại giá thép thời George W. Bush, nó đã được quyết định bởi sự kiêu ngạo: chính quyền Bush khi đó từng nghĩ, Mỹ là siêu cường không thể bị đánh bại của thế giới, điều đó có thể đúng về mặt quân sự, nhưng họ không nhận ra rằng, điều đó không có ý nghĩa gì trong việc thống trị về kinh tế và thương mại. Nước Mỹ đã phải chịu thiệt hại rất lớn từ xung đột thương mại, vì đã nhanh chóng nhận được bài học từ một Liên minh châu Âu nổi giận và bất hợp tác.
Ông Trump đang áp thuế cao lên các mặt hàng trung gian. (Nguồn: Getty images) |
“Trong trường hợp của ông Trump, tôi nghĩ đó là một loại ảo ảnh khác”, Giáo sư Krugman nhận định. Ông ta đã nghĩ rằng nước Mỹ có thể thoát khỏi thâm hụt thương mại, thu về nhiều hơn thứ mà các nước khác đã bán cho nước Mỹ. Mỹ có rất ít thứ để mất và phần còn lại của thế giới sẽ sớm phải khuất phục. Nhưng ông ấy đã sai vì ít nhất bốn lý do.
Lý do đầu tiên, trong khi nước Mỹ xuất khẩu ít hơn nhập khẩu, thì giá trị xuất khẩu vẫn là một con số rất lớn; sự trả đũa trong thương mại sẽ làm tổn thương rất nhiều người lao động Mỹ, đặc biệt là nông dân, rất nhiều người trong đó đã từng bỏ phiếu cho ông Trump và giờ đây họ đang cảm thấy bị phản bội.
Thứ hai, thương mại hiện đại rất phức tạp – nó không chỉ là việc các nước bán hàng hóa cuối cùng cho nhau, đó là một chuỗi giá trị đan xen, mà cuộc chiến thương mại do ông Trump gây ra sẽ phá vỡ nó. Điều đó sẽ làm rất nhiều người Mỹ “thua cuộc“, ngay cả khi họ không phải là người trực tiếp sản xuất ra hàng xuất khẩu.
Lý do thứ ba, nếu đề cập một cách phức tạp hơn, chính cuộc chiến thương mại này sẽ làm tăng giá tiêu dùng ở Mỹ. Chẳng hạn, một ai đó ở châu Âu xuất thép tới Mỹ, chính phủ Liên bang Mỹ áp thuế 25% lên thép này. Nhưng không phải nhà máy hay người dân châu Âu trả tiền thuế mà chính là nhà nhập khẩu Mỹ. Tiếp đó, nhà nhập khẩu cộng thêm khoản thuế vào giá bán cho người tiêu dùng Mỹ. Vậy ai trả tiền thuế? - người Mỹ.
Vào thời điểm Washington đang cố gắng thuyết phục các gia đình Mỹ rằng, họ đã có được thứ gì đó từ chính sách cắt giảm thuế thu nhập mà Tổng thống Trump đã ban hành từ tháng 12/2017, sẽ không mất nhiều thời gian để họ có thể cảm nhận được bất kỳ những thay đổi nhỏ nào đang xảy ra với họ.
Cuối cùng – “và tôi nghĩ điều này thực sự quan trọng - chúng ta đang đối đầu với các quốc gia khác ở điểm này, đó là các nền dân chủ”, Krugman khẳng định. Các quốc gia đều có nền chính trị thực sự; họ có niềm tự hào; và họ có các cử tri thông minh và tất nhiên những người đó không thích những gì ông Trump đã làm. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi các nhà lãnh đạo của họ có thể muốn nhượng bộ, thì cử tri của quốc gia đó sẽ không cho phép điều đó.
Giáo sư Krugman cho rằng, Tổng thống Trump và các cộng sự đang biện minh cho việc đánh thuế nhôm thép là để bảo vệ an ninh quốc gia. (Nguồn: Politico) |
Xem xét trường hợp của Canada - người hàng xóm nhỏ và nhẹ nhàng, rất có thể sẽ bị tổn thương nặng nề, bởi một cuộc chiến thương mại với người hàng xóm khổng lồ. Người ta có thể nghĩ rằng, điều đó tức là người Canada dễ bị đe dọa hơn EU - một siêu cường kinh tế tương đương. Nhưng ngay cả khi Chính phủ của Thủ tướng Trudeau có khuynh hướng nhượng bộ, thì họ đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các cử tri Canada, vì bất cứ thứ gì na ná một sự đầu hàng đối với kẻ đã bắt nạt mình.
“Vì vậy, đây chính xác là một cuộc xung đột kinh tế ngu ngốc. Và tình hình là cuộc chiến tranh thương mại này rất có khả năng phát triển không theo ý đồ của ông Trump”, Giáo sư Paul Krugman kết luận bài viết của mình.
Trở lại thời điểm cuối năm 2016, trong bài xã luận đăng tải ngay trước khi có sự thay đổi chủ nhân Nhà Trắng, Giáo sư Paul Krugman từng viết đầy bi quan: "Nếu ông Trump thắng cử, kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ và các thị trường tài chính sẽ không thể hồi phục được nữa".
Mexico kiện Mỹ lên WTO về vấn đề thuế đối với nhôm và thép nhập khẩu Bộ Kinh tế Mexico ngày 4/6 cho biết nước này sẽ bắt đầu triển khai các bước để giải quyết những bất đồng với Mỹ ... |
Nhật Bản: Chính sách thuế của Mỹ gây rối loạn thị trường toàn cầu Ngày 4/6, Chính phủ Nhật Bản cảnh báo, các mức thuế quan mới mà Mỹ áp đặt đối với các đồng minh thân cận có ... |
Truyền thông Trung Quốc “nắn gân” Mỹ trước đàm phán thương mại Theo kế hoạch, các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ có các cuộc đàm phán thương mại vào ngày 3 và 4/5 tới tại ... |