Ông Trump sẽ vượt qua thử thách cuối cùng để tiến vào Nhà Trắng

Đại cử tri đoàn dường như chắc chắc sẽ bỏ phiếu lựa chọn ông trùm bất động sản 70 tuổi này trở thành Tổng thống Mỹ thứ 45 trong ngày hôm nay (19/12). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ong trump se vuot qua thu thach cuoi cung de tien vao nha trang Ông Donald Trump hứa hẹn gì với các CEO của thung lũng Silicon?
ong trump se vuot qua thu thach cuoi cung de tien vao nha trang Ông Trump làm kinh tế có ảnh hưởng đến đối ngoại Mỹ?

Khả năng xoay chuyển?

Những người chỉ trích Tổng thống đắc cử Trump Donald Trump kịch liệt nhất có thể vẫn đang mong về khả năng xoay chuyển chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử ngày 8/11 vừa qua vào phút cuối. Tuy nhiên, Đại cử tri đoàn, thể chế đặc biệt của Mỹ, dường như chắc chắc sẽ bỏ phiếu lựa chọn ông trùm bất động sản 70 tuổi này trở thành Tổng thống Mỹ thứ 45. 

Rất nhiều người phản đối ông Trump đã chỉ trích hệ thống bầu cử đi ngược với nguyên tắc “một cử tri, một lá phiếu” vì cho rằng hệ thống bầu cử này khuyến khích các ứng cử viên tổng thống chỉ vận động tranh cử ở một vài bang chủ chốt, trong khi phớt lờ toàn bộ các khu vực còn lại của đất nước. Mặc dù vậy, trong nhiều thập kỷ qua, không một nỗ lực nào nhằm cải tổ hệ thống bầu cử này được thực hiện thành công. 

ong trump se vuot qua thu thach cuoi cung de tien vao nha trang
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và ứng viên Dân chủ Hillary Clinton. (Nguồn: Getty Images)

Khi các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu hôm 8/11 vừa qua, họ không bầu trực tiếp cho ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Thay vào đó, họ chọn ra 538 “đại cử tri” có nhiệm vụ chuyển tải mong muốn của họ thành hiện thực. Ông Trump đã giành đa số phiếu đại cử tri, với 306 phiếu so với số phiếu cần thiết là 270 phiếu, dù để thua đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton trên tổng số phiếu phổ thông.

Kịch bản tương tự đã diễn ra hồi năm 2000, khi ông George W. Bush thắng cử tổng thống dù ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore giành nhiều phiếu phổ thông hơn. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch trong mùa bầu cử năm nay lớn hơn rất nhiều, khi bà Clinton nhận được nhiều hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông. 

Ngày 19/12, các đại cử tri sẽ tập hợp ở 50 bang và ở Washington DC để chính thức bỏ phiếu bổ nhiệm tổng thống và phó tổng thống mới. Sau chiến dịch vận động cực kỳ quyết liệt, bước đi này trong tiến trình bầu cử, thường chỉ mang tính hình thức, nhận được sự chú ý lớn. 

Khó "lật kèo"
Trong lịch sử, các đại cử tri rất hiếm khi “phản bội” các mong muốn của đa số cử tri trong khu vực bầu cử của họ. Và chưa bao giờ số phiếu của các “cử tri bất trung” làm thay đổi kết quả bầu cử tổng thống. Tuy vậy, một số nghị sĩ đảng Dân chủ, những người coi việc ông Trump trở thành tổng thống sẽ tạo ra mối nguy hiểm đối với nền dân chủ Mỹ, đang nuôi hy vọng nhỏ nhoi rằng vài chục đại cử tri Cộng hòa có thể sẽ quyết định không bỏ phiếu cho nhà lãnh đạo dân túy của đảng này. Tuy vậy, nếu điều đó xảy ra, Hạ viện Mỹ sẽ chỉ định người kế nhiệm ông Barack Obama và đảng Cộng hòa đang nắm giữ đa số tại đó. 

Tuy nhiên, các nỗ lực như vậy dường như không có cơ hội thành công. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy ít nhất 37 đại cử tri Cộng hòa sẽ quyết định không bỏ phiếu cho ông Trump. Đến nay, chỉ có một đại cử tri Christopher Suprum của bang Texas công khai ý định sẽ “lật kèo”. 

Kết quả cuối cùng có thể chưa được đưa ra vào ngày 19/12 bởi các bang được cho phép kiểm phiếu trong vài ngày. Quốc hội sẽ tuyên bố người thắng cử chính thức vào ngày 6/1 tới, hai tuần trước khi tân tổng thống nhậm chức trong buổi lễ trang trọng bên ngoài Đồi Capitol. 

Trả lời tại cuộc họp báo cuối cùng trong năm trước kỳ nghỉ ở Hawaii, Tổng thống Barack Obama thừa nhận rằng hệ thống bầu cử này là “tàn tích còn sót lại, là kết quả của ý tưởng trước đây về cách chính phủ liên bang của chúng ta hoạt động ra sao” và nó có thể gây bất lợi cho đảng Dân chủ. Tháng 11/2000, bà Hillary Clinton, khi đó là thượng nghị sĩ mới đắc cử ở New York, đã kêu gọi cải cách bầu cử để dẫn tới phương thức bầu cử phổ thông trực tiếp. 

Về phần mình, ông Trump đã thay đổi hoàn toàn quan điểm về vấn đề này chỉ trong 4 năm. Tháng 11/2012, ông viết trên Twitter rằng: “Đại cử tri đoàn là thảm họa của nền dân chủ”. Tuy nhiên, đến tháng 11/2016, chỉ vài ngày sau chiến thắng bất ngờ, ông đã bày tỏ quan điểm khác: “Đại cử tri đoàn là phương thức bầu cử thực sự sáng suốt khi giúp đưa tất cả các bang, cả các bang nhỏ, tham gia vào cuộc bỏ phiếu”.

Kết quả bầu cử phổ thông hôm 8/11 cho thấy, ông Trump có khả năng giành được 306 phiếu đại cử tri, trong khi ứng viên Dân chủ Hillary Clinton chỉ giành 232 phiếu. Nói cách khác, sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, ông Trump được dự đoán sẽ giành 56,9% số phiếu đại cử tri, trở thành người giành nhiều phiếu đại cử tri thứ 44 trong số 54 cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1804, nhiều hơn của Tổng thống George W. Bush năm 2000 và 2004.

ong trump se vuot qua thu thach cuoi cung de tien vao nha trang Ông Trump muốn bổ nhiệm thêm doanh nhân vào Nội các

Ngày 12/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết sẽ bổ nhiệm Chủ tịch tập đoàn Goldman Sachs, Gary Cohn đứng đầu Hội ...

ong trump se vuot qua thu thach cuoi cung de tien vao nha trang Mỹ: Bang Wisconsin khẳng định chiến thắng của ông Trump

Ngày 12/12, bang Wisconsin công bố kết quả kiểm lại phiếu, khẳng định chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại đây trong ...

ong trump se vuot qua thu thach cuoi cung de tien vao nha trang Căng thẳng chưa từng có giữa ông Trump và tình báo Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã bác bỏ thông tin về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ và ...

Thu Hiền (theo AP)

Đọc thêm

Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro và dự kiến sẽ ...
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi ...
XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Chia tay HLV Hoàng Anh Tuấn, Liên đoàn Bóng đã Việt Nam (VFF) nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng ...
Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm 'Đường lên Điện Biên', thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã làm nên Chiến ...
Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 thể hiện tầm quan trọng của việc gắn kết và hợp tác trong cộng đồng ASEAN.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động