Nhỏ Bình thường Lớn

OPEC+ sắp có thành viên mới, OPEC quyết tâm hỗ trợ giá dầu

Ngày 30/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thông báo, Brazil sẽ gia nhập liên minh OPEC+ (gồm các nước OPEC và các đối tác) vào đầu năm 2024.
OPEC
OPEC quyết định cắt giảm thêm sản lượng trong năm 2024. (Nguồn: Reuters)

Trong một tuyên bố, OPEC cho biết, Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Brazil Alexandre Silveira de Oliveira đã tham gia cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC+ lần thứ 36 được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.

OPEC kỳ vọng, việc Brazil gia nhập OPEC+ sẽ giúp tăng cường ảnh hưởng và vị thế của khối này trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Brazil hiện là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở Nam Mỹ và nằm trong số 10 nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới.

Tin liên quan
Giới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất, Điện Kremlin mất 100 tỷ USD hay Giới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất, Điện Kremlin mất 100 tỷ USD hay 'bỏ túi' trăm triệu USD mỗi ngày?

Theo báo cáo “Triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới 2023” được công bố vào tháng 10 vừa qua, Brazil hiện sản xuất khoảng 3,2 triệu thùng dầu thô/ngày và sản lượng dầu thô trong trung hạn của nước này dự kiến còn tăng mạnh.

* Cũng trong ngày 30/11, OPEC quyết định cắt giảm thêm sản lượng trong năm 2024 để hỗ trợ giá dầu sụt giảm trong thời gian gần đây, giữa lúc bức tranh kinh tế thế giới không mấy sáng sủa.

Tổ chức trên tuyên bố, Ban thư ký OPEC “lưu ý thông báo” của một số quốc gia OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng dầu thêm tổng cộng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024, nhằm mục đích hỗ trợ "sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ".

Việc cắt giảm sản lượng sẽ được thực hiện căn cứ vào hạn ngạch được thông qua tại cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC + gần đây nhất hồi tháng 6 năm nay.

Tuyên bố của OPEC cho biết, động thái này sẽ bổ sung vào việc cắt giảm sản lượng tự nguyện đã được các nước OPEC + công bố vào tháng 4 và sẽ kéo dài đến cuối năm 2024.

Cụ thể, Saudi Arabia sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày, có hiệu lực từ tháng 7 năm nay, đến cuối quý I/2024.

Trong khi đó, Nga sẽ cắt giảm thêm sản lượng dầu xuất khẩu từ mức hiện tại là 300.000 thùng/ngày lên 500.000 thùng/ngày, cho đến tháng 3/2024.

Các quốc gia OPEC+ khác, bao gồm Iraq, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman, cam kết cắt giảm sản lượng ở mức nhỏ hơn trong quý I/2024.

Tuy nhiên, tuyên bố lưu ý rằng việc cắt giảm sản lượng mới sẽ được “điều chỉnh dần dần tùy theo điều kiện thị trường” để “hỗ trợ sự ổn định thị trường” sau tháng 3/2024.

Xa lánh dầu thô Nga, châu Âu lại 'say mê' với diesel của Ấn Độ, New Delhi có bí quyết gì?

Xa lánh dầu thô Nga, châu Âu lại 'say mê' với diesel của Ấn Độ, New Delhi có bí quyết gì?

Châu Âu đã cấm hầu hết việc nhập khẩu dầu từ Nga trong gần một năm qua. Tuy nhiên, khu vực này lại đang "say ...

Tổng thống Mỹ đối diện áp lực kép về vấn đề khí hậu

Tổng thống Mỹ đối diện áp lực kép về vấn đề khí hậu

Ngày 29/11, truyền thông Mỹ nhận định, việc Tổng thống Joe Biden vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới ...

Giá xăng dầu hôm nay 30/11: Thế giới trượt dốc; chiều nay, giá trong nước sẽ được điều chỉnh theo hướng nào?

Giá xăng dầu hôm nay 30/11: Thế giới trượt dốc; chiều nay, giá trong nước sẽ được điều chỉnh theo hướng nào?

Giá xăng dầu hôm nay 30/11, giá xăng dầu thế giới dự báo trượt nhẹ sau hai phiên tăng tốc. Giá xăng dầu trong nước ...

Bài toán khó với OPEC+

Bài toán khó với OPEC+

Dù đã phải trì hoãn bốn ngày để thống nhất các tranh cãi nội bộ nhưng cuộc họp trực tuyến của Tổ chức các nước ...

Giới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất, Điện Kremlin mất 100 tỷ USD hay 'bỏ túi' trăm triệu USD mỗi ngày?

Giới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất, Điện Kremlin mất 100 tỷ USD hay 'bỏ túi' trăm triệu USD mỗi ngày?

Sau khi các đồng minh phương Tây của Ukraine giới hạn giá dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng, biện pháp trừng phạt này phần ...

(theo Reuters, Tân Hoa xã)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc