TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ hối thúc Ấn Độ ngừng mua dầu mỏ từ Chính phủ của Tổng thống Venezuela Maduro | |
Iran dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu xuất khẩu dầu mỏ bị cản trở |
Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Khoáng sản Saudi Arabia Khalid A. Al-Falih vừa nhận định rằng, hiện còn quá sớm để Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, trong đó có Nga, hay còn gọi là OPEC+, đưa ra quyết định thay đổi chính sách về sản lượng dầu mỏ tại cuộc họp vào tháng 4 tới.
Một máy bơm dầu hoạt động trong Lưu vực Permian gần Midland, Texas, Mỹ. (Nguồn: Reuters) |
Theo kế hoạch, OPEC và các nước đồng minh sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) trong các ngày 17-18/4 tới và cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 25-26/6, trong bối cảnh mức tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc và Mỹ hứa hẹn sẽ đảm bảo nhu cầu dầu toàn cầu tăng tích cực trong năm nay. Bộ trưởng Falih cho rằng, ít có khả năng OPEC+ sẽ thay đổi chính sách sản lượng vào tháng 4. Trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn như có sự gián đoạn về sản lượng, OPEC+ sẽ có sự điều chỉnh hợp lý vào tháng 6 tới.
Các nước trong và ngoài OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng bớt đi 1,2 triệu thùng/ngày tổng cộng trong sáu tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Thành viên OPEC là UAE ngày 10/3 khẳng định, việc tiếp tục tuân thủ nghĩa vụ cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận đã nhất trí kể trên nhằm giảm sản lượng dầu dư thừa và cân bằng lại thị trường toàn cầu.
Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, cũng cho biết sẽ duy trì sản lượng ở mức 9,8 triệu thùng/ngày trong tháng 4 tới.
Các nguồn tin gần đây cho hay nhiều khả năng quyết định cắt giảm sản lượng của các nước sẽ tiếp tục được kéo dài tại cuộc họp tháng 6 tới, tuy rằng điều đó vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào việc Mỹ áp lệnh trừng phạt với các nước thành viên OPEC là Iran và Venezuela. Quyết định cắt giảm sản lượng trên được thực hiện bởi 11 nước thành viên OPEC, ngoại trừ Iran, Libya và Venezuela (được miễn nghĩa vụ này).
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Bộ trưởng Falih cho rằng, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo sẽ vẫn tương đối ổn định.
Theo ông, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu ước đoán sẽ tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhỉnh hơn so với mức dự báo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế là tăng 1,4 triệu thùng/ngày. Trong đó, ông lưu ý, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc tháng nào cũng phá kỷ lục và ước đoán sẽ vượt ngưỡng 11 triệu thùng/ngày trong năm nay. Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng lên.
Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Khoáng sản Saudi Arabia Khalid A. Al-Falih. (Nguồn: Reuters) |
Về mặt sản lượng, mặc dù xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela giảm tới 40% xuống khoảng 920.000 thùng/ngày kể từ sau khi Washington áp lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ nước này hôm 28/1 vừa qua, song bù lại sản lượng dầu mỏ tại Mỹ chạm mức cao kỷ lục trên 12 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2019.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho rằng, giá dầu thô ở mức 60 - 70 USD/thùng như hiện nay có lợi cho cả các nước sản xuất và người tiêu dùng.
Giá dầu thô WTI (Mỹ) giao kỳ hạn ngày 11/3 tăng 0,2% lên 56,18 USD/thùng sau khi đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần trước, trong bối cảnh giới giao dịch lo ngại kinh tế Mỹ tăng chậm lại và nguồn cung dầu mỏ tại đây tăng mạnh.
LHQ: Năm 2018, Nga và Trung Quốc đã cung cấp hơn 48 ngàn tấn dầu mỏ tinh chế cho Triều Tiên Một trang web của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 15/2 đăng bản báo cáo gửi ủy ban LHQ phụ trách trừng phạt Bình Nhưỡng cho ... |
Mỹ dự kiến sản lượng dầu cao kỷ lục trong năm 2019 và 2020 bất chấp OPEC giảm mạnh sản xuất Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa dự báo Mỹ sẽ bơm khoảng 12,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2019 và con số ... |
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung khiến chứng khoán đi lên, giá dầu đi xuống Các thị trường chứng khoán thế giới hầu hết đi lên trong phiên giao dịch ngày 11/2 giữa bối cảnh giới chức Mỹ và Trung ... |