Nhỏ Bình thường Lớn

Lo ngại diễn biến của dịch bệnh, ADB hạ tăng trưởng kinh tế châu Á xuống 5,3% năm 2022

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Á đang phát triển, giảm nhẹ còn 7,0% trong năm nay và 5,3% trong năm tới, sau khi các đợt bùng phát mới của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới mức tăng trưởng chậm hơn trong Quý III/2021.
Lo ngại diễn biến của dịch bệnh, ADB hạ tăng trưởng kinh tế châu Á xuống 5,3% năm 2022
Các đợt bùng phát mới trong Quý III/2021 đã khiến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bị chững lại. (Nguồn: ADB)

Những ước tính mới nhất của ADB được trình bày trong ấn bản bổ sung thường kỳ của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021, so với dự báo của ngân hàng trong tháng 9 với mức tăng trưởng 7,1% cho năm 2021 và 5,4% cho năm 2020. Triển vọng cho năm nay đã được điều chỉnh giảm nhẹ đối với tất cả các tiểu vùng, ngoại trừ Trung Á.

Quyền Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Joseph Zveglich, Jr., nhận định: “Tiến triển đều đặn của châu Á đang phát triển trong việc ứng phó Covid-19, thông qua các đợt tiêm chủng được tiếp tục triển khai và việc ứng dụng các biện pháp ngăn chặn có tính chiến lược hơn, đã giúp thúc đẩy triển vọng tăng trưởng hồi đầu năm.

Tuy nhiên, các đợt bùng phát mới trong Quý III/2021 đã khiến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bị chững lại, và sự xuất hiện của biến thể Omicron đang dẫn đến tình trạng bất định mới. Những nỗ lực phục hồi gần đây sẽ phải tính đến các diễn biến này”.

Rủi ro chính đối với triển vọng tăng trưởng vẫn là sự gia tăng lại số ca mắc Covid-19. Số ca nhiễm trung bình mỗi ngày trên toàn cầu đã tăng lên tới gần 573.000 ca vào ngày 30 tháng 11, so với 404.000 ca vào ngày 15 tháng 10.

Tỉ lệ tiêm chủng của châu Á đang phát triển đã gia tăng đáng kể, lên tới 48,7% (được tiêm chủng đầy đủ) tính đến ngày 30 tháng 11, mặc dù vẫn thấp hơn Hoa Kỳ với mức 58,1% và Liên minh châu Âu với mức 67,2%. Tỉ lệ người dân được tiêm chủng đầy đủ cũng rất khác nhau trong khu vực, từ mức rất cao là 91,9% tổng dân số như ở Singapore cho tới mức rất thấp, chỉ 2,2%, như ở Papua New Guinea.

Trái ngược với xu hướng chung của châu Á đang phát triển, nền kinh tế Trung Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm nay, phản ánh giá cả hàng hóa cao hơn và chi tiêu công gia tăng. Dự báo cho năm tới cũng được nâng từ mức 4,2% vào tháng 9 lên tới 4,4%.

Triển vọng tăng trưởng của Đông Á đã bị giảm 0,1 điểm phần trăm cho cả năm 2021 và 2022, lần lượt xuống còn 7,5% và 5,0%, trong bối cảnh có sự điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo của nền kinh tế lớn nhất khu vực là Trung Quốc. Kinh tế nước này hiện được dự kiến tăng trưởng 8,0% trong năm nay và 5,3% vào năm tới.

Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng 8,6% vào năm 2021, so với mức dự báo 8,8% hồi tháng 9. Triển vọng năm 2022 của tiểu vùng vẫn duy trì ở mức 7,0%. Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất Nam Á, hiện được dự kiến tăng trưởng 9,7% trong năm tài khóa 2021, kết thúc vào ngày 31/3/2022.

Mức giảm 0,3 điểm phần trăm diễn ra trong bối cảnh các vấn đề về chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp. Triển vọng của Ấn Độ cho năm tài khóa 2022 được duy trì ở mức 7,5%, do nhu cầu trong nước dự kiến ​​sẽ quay trở lại mức bình thường.

Triển vọng tăng trưởng năm 2021 của Đông Nam Á được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, xuống còn 3,0%, khi các nền kinh tế trong tiểu vùng áp đặt những hạn chế có trọng điểm để ứng phó với biến thể Delta của Covid-19. Dự báo tăng trưởng cho năm sau được tăng lên 5,1%, khi các nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng hạn chế nói chung và phục hồi các hoạt động kinh tế.

Dự báo tăng trưởng của Thái Bình Dương được duy trì ở mức -0,6% trong năm nay và điều chỉnh giảm nhẹ xuống còn 4,7% cho năm 2022.

Lạm phát trong khu vực được dự báo vẫn nằm trong tầm kiểm soát, ở mức 2,1% vào năm 2021 và 2,7% trong năm 2022, cho phép thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng hơn và hỗ trợ các nỗ lực phục hồi đại dịch.

ADB luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam

ADB luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries, ...

ADB phê duyệt khoản vay 500 triệu USD giúp Indonesia khôi phục nền kinh tế

ADB phê duyệt khoản vay 500 triệu USD giúp Indonesia khôi phục nền kinh tế

Ngày 22/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 500 triệu USD cho Indonesia nhằm giúp nước này ...

(theo ADB)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi