Phải chấm dứt tình trạng 'chạy chọt' trong việc tuyển dụng

Đây là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Nội vụ, sáng 15/1.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung Phó Thủ tướng Thường trực dự Đại hội thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung Thủ tướng tưởng nhớ các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã từ trần

Không ‘nợ’ văn bản, rút khỏi chương trình

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương và đánh giá cao những kết quả và thành tích của Bộ, ngành nội vụ, tinh thần nỗ lực, vượt mọi khó khăn của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ năm 2018.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Đó là, công tác xây dựng, ban hành thể chế còn chậm, nhất là các văn bản trong lĩnh vực công vụ, công chức. Nhiều văn bản, đề án về bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn chức danh, quy hoạch, kỷ luật CBCCVC… chưa được ban hành để cụ thể hóa các quy định của Đảng, cũng như Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức sau nhiều năm thực hiện.

phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị.

Về thực hiện chương trình công tác, vẫn còn tình trạng xin lùi thời hạn hoặc chậm báo cáo, đề xuất để điều chỉnh chương trình công tác. Tinh giản biên chế chưa gắn với đổi mới công tác đánh giá, cơ cấu lại và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC. Việc tổ chức thi nâng ngạch tuy đã có những cải tiến nhưng vẫn còn bất cập, còn những biểu hiện vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức và văn hóa công vụ. Vẫn còn những biểu hiện vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức, văn hóa công vụ.

Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa toàn diện để chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong hoạt động công vụ. Cần lưu ý chất lượng tham mưu và tiến độ thẩm định, xử lý hồ sơ trong lĩnh vực thi đua khen thưởng.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị lãnh đạo Bộ Nội vụ và toàn ngành nội vụ cần nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân hạn chế, tồn tại, tập trung khắc phục các vấn đề nêu trên.

Bước sang năm 2019, Phó Thủ tướng cho rằng, công tác tổ chức bộ máy Nhà nước, công chức, viên chức, cải cách hành chính (CCHC), nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đặt ra khá nặng nề. Với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, với vai trò là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực nội vụ, toàn thể CBCCVC ngành nội vụ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, tập trung triển khai toàn diện các mặt công tác của mình.

Đó là, về công tác xây dựng thể chế cần kịp thời hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh trong Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, lưu ý các dự án Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Thi đua khen thưởng. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm chất lượng, tiến độ, chấm dứt tình trạng “nợ” văn bản, xin chuyển hoặc rút khỏi chương trình.

Rà soát những vướng mắc trong công tác quản lý CBCCVC

Khi xây dựng các dự án, đề án cần chú trọng việc tổng kết thi hành, đánh giá thực tiễn, bảo đảm khả thi, phù hợp, đề xuất các giải pháp đột phá, bám sát định hướng đổi mới trong những nghị quyết gần đây của Trung ương như chế độ hợp đồng có thời hạn với viên chức, thu hút người tài vào hoạt động công vụ, tổ chức lại các cơ quan có nhiệm vụ tương đồng, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập.

Công tác CCHC cần tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình tổng thể CCHC Nhà nước. Phát huy vai trò cơ quan thường trực về CCHC, Bộ Nội vụ cần tích cực phối hợp với các bộ, ngành có liên quan làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả; tham mưu đề xuất chính sách và giải pháp để đẩy mạnh CCHC nhà nước, trong đó chú trọng cải cách chính sách tiền lương và chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công.

Về công vụ và công chức, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị cần khắc phục ngay việc chậm thể chế hóa các quy định về quản lý CBCCVC, nhất là công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, kỷ luật, rà soát những vướng mắc trong công tác quản lý CBCCVC để có giải pháp khắc phục.

Đặc biệt, lưu ý việc xác định vị trí việc làm, bảo đảm khoa học, chính xác làm cơ sở cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7. Trong việc tuyển dụng, cần rà soát sửa đổi ngay các thủ tục bất hợp lý, tăng cường công khai, minh bạch, chấm dứt tình trạng chạy chọt, tiêu cực.

Kiên quyết thực hiện việc tinh giản biên chế các cơ quan theo tỷ lệ và lộ trình đề ra. Tinh giản đồng bộ với các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC. Cần chấn chỉnh ngay từ công tác tuyển dụng đến đánh giá CBCCVC, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế đối với những người làm việc kém hiệu quả. Đề xuất các giải pháp xử lý việc thiếu biên chế giáo viên, nhân viên y tế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương.

Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời phát hiện, phòng ngừa vi phạm trong công tác cán bộ. Cần có kế hoạch kiểm tra các cơ quan, địa phương có những biểu hiện chưa nghiêm  túc trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và đề xuất hướng xử lý cụ thể.

phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung

Đối với công tác tổ chức bộ máy, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền địa phương, đề xuất phân công, phân cấp phù hợp, trong đó lưu ý cơ chế đặc thù đối với một số đô thị lớn.

“Bộ Nội vụ cần phát huy vai trò cơ quan giúp Chính phủ phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan xử lý như về chất thải, quản lý nợ công… Sớm nghiên cứu, có ý kiến về mô hình các bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ cấu Chính phủ tinh gọn, theo xu hướng hội nhập, kiến tạo, phát triển”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân lên các giá trị về tư liệu lưu trữ

Ngành nội vụ cần chủ động đề xuất Chính phủ hướng dẫn việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn và các cơ quan có nhiệm vụ tương đồng và sự bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực hiện. Lưu ý việc sơ kết, tổng kết một số mô hình thí điểm làm cơ sở kiện toàn các cơ quan, tổ chức ở địa phương. Quán triệt và thực hiện nghiêm việc không đưa các quy định về thành lập tổ chức trong các văn bản pháp luật không thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy.

Một số địa phương đã sáp nhập một số sở ngành với nhau, tuy nhiên việc này đã tạm dừng để có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt trong cả nước. Cần nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn để bảo đảm khoa học, đồng bộ, thống nhất…

Tập trung rà soát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm đúng lộ trình và mục tiêu đặt ra trong việc đổi mới và sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập; chú trọng quản lý nhà nước đối với các hội; tăng cường công tác triển khai và kiểm tra việc thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, thời gian vừa qua công tác tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã tham mưu trong việc xử lý các vấn đề về đất đai, cơ sở thờ tự, các hoạt động của các tôn giáo, tăng cường trao đổi, phối hợp để các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, tạo được chuyển biến tích cực. Các tôn giáo có mối quan hệ tốt với Chính phủ, chính quyền địa phương thông qua việc tạo điều kiện hoạt động, sửa chữa cơ sở thờ tự, đất đai, giải quyết các tranh chấp, thúc đẩy đại đoàn kết dân tộc… Thông qua các sự kiện của các tôn giáo, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều đến chúc mừng, chung vui hoặc chia buồn khi có chức sắc tôn giáo qua đời.

Đặc biệt, chúng ta đã chủ động trong các quan hệ với Tòa thánh Vatican để tiến tới nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican từ Đặc phái viên không thường trú lên Đặc phái viên thường trú và quy chế hoạt động của Đặc phái viên. Điều này tạo sự phấn khởi lớn trong cộng đồng giáo dân, chức sắc tôn giáo trong hoạt động của mình.

Các hoạt động khác như thi đua, khen thưởng đã có chuyển biến tích cực, thực chất, khen thưởng đúng người, đúng thành tích, chú trọng nhân rộng các mô hình. Việc sửa Luật Thi đua, khen thưởng cần phải có nhiều đổi mới hơn nữa để luật đi vào cuộc sống, giải quyết các bất cập vướng mắc hiện nay đối với luật này như việc bỏ phiếu đối với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, mô hình cụm thi đua phải có cạnh tranh thực sự, phong tặng anh hùng phải có thành tích thực sự, không bình quân chủ nghĩa để động viên tinh thần phấn đấu của người lao động.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư lưu trữ, bảo quản kho lưu trữ khoa học, hiện đại, tổ chức tốt việc khai thác, thu thập tư liệu lịch sử. Lưu trữ không phải là để trong kho, không chỉ là không để bị thất thoát, hư hỏng... mà còn nhân lên các giá trị lớn của lưu trữ, như các tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa là vô cùng quý mà trong kho lưu trữ chúng ta đang bảo quản để tuyên truyền, triển lãm trong và ngoài nước về các tài liệu này.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục gương mẫu đi đầu trong việc sắp xếp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tinh gọn vào một đầu mối để tiết kiệm đầu tư, nguồn lực, tạo điều kiện cho việc đào tạo đội ngũ giảng viên mạnh. Năm qua, Bộ Nội vụ đã làm quyết liệt việc này bằng việc sáp nhập 6 cơ sở đào tạo, còn 2 cơ sở đào tạo, Học viện Hành chính quốc gia sáp nhập 27 đầu mối còn 17 đầu mối.

phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung

Năm 2018 Bộ Nội vụ hoàn thành khối lượng công việc lớn của ngành

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đánh giá, năm 2018, Bộ Nội vụ nói riêng và ngành nội vụ nói chung đã hoàn thành tốt khối lượng công việc lớn, tổ chức triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, chính sách.

Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, lãnh đạo CCHC chưa thực sự quyết liệt. Bộ máy hành chính Nhà nước còn cồng kềnh, chưa đạt yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Một số lĩnh vực quản lý Nhà nước còn chồng chéo, tinh giản biên chế chưa đạt kế hoạch.

Chất lượng đội ngũ CBCCVC chưa đồng đều. Việc xử lý những sai phạm trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý biên chế còn chậm. Hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong một số lĩnh vực chưa thông suốt, còn tình trạng mệnh lệnh hành chính...

Bộ trưởng cho biết, nhiệm vụ và khối lượng nhiệm vụ của Bộ Nội vụ và ngành nội vụ trong năm tới rất nặng nề, cần tập trung tham mưu giúp cho Chính phủ chỉ đạo tổ chức xây dựng, thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2019.

Chú trọng hơn nữa công tác xây dựng thể chế, tham mưu Chính phủ xây dựng đề án sắp xếp các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống chính trị; tăng cường kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp theo Chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ; đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, từ đó xác định trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện định biên biên chế cơ quan, đơn vị mình.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, năm 2018, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung rà soát, kiện toàn, sắp xếp, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp; quyết liệt sắp xếp, kiện toàn tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ. Các địa phương đã tích cực, chủ động rà soát, sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp có chức năng, nhiệm vụ tương đồng với nhau và với cơ quan của Đảng theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.

Tính đến ngày 27/12/2018 (chưa kể Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), số lượng vụ và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 248, giảm 12 tổ chức, nhưng số cục tăng thêm 7 cục, thành 125 tổ chức; số tổng cục và tương đương tăng 2, gồm Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), thành 29 tổng cục. Số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 102 đơn vị, giảm 8 đơn vị.

phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung Phó Thủ tướng Thường trực chủ trì cuộc họp về an toàn hàng không

Chiều 9/1, tại trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Chủ tịch Uỷ ...

phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Cần phát động phong trào thi đua đặc biệt

Sáng 9/1, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thi ...

phai cham dut tinh trang chay chot trong viec tuyen dung Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị triển khai công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019

Ngày 8/1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động