Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. (Nguồn: AFP) |
Phát biểu với báo giới bên lề Diễn đàn “Primakov Readings” ngày 6/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết, nước này không thay đổi quan điểm của mình về lệnh cấm triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu, tuy nhiên, không áp dụng một cách cứng nhắc mà dựa trên tình hình thực tế.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Moscow có thể từ bỏ lệnh cấm trong bối cảnh phương Tây đang tăng cường cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine không, nhà ngoại giao Nga khẳng định ông không muốn đi vào các tình huống giả định, vì đề xuất của nước này về lệnh cấm vẫn còn hiệu lực.
Mặc dù vậy, ông Sergey Ryabkov nói, Moscow sẽ không tiếp cận lập trường một cách cứng nhắc và nếu kịch bản leo thang tiếp tục được đối phương sử dụng thì Nga có thể xem xét tình hình từ góc độ này.
Quan chức ngoại giao trên cũng nhấn mạnh, lệnh cấm chính là "những lời cảnh báo đối phương để họ không thực hiện những động thái nguy hiểm, liều lĩnh".
Cùng ngày, tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm Visegrad (còn gọi là Nhóm V4, gồm Ba Lan, Czech, Slovakia và Hungary) diễn ra tại thủ đô Bratislava (Slovakia) ngày 6/12, nhóm này đã nhất trí đoàn kết bất chấp những khác biệt trong quan điểm.
Phát biểu sau Hội nghị, Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky tuyên bố: "Nhiệm vụ của ngoại giao là tìm ra những giải pháp chung, vượt qua những khác biệt. Chúng tôi có thể nêu ra những quan điểm khác nhau và đó là một phần nhiệm vụ, trong khi phần còn lại là tìm ra sự đồng thuận".
Đồng thời, ông Lipavsky cũng khẳng định, quan điểm hợp tác của Czech vẫn mang tính thực tế, coi trọng các cuộc đàm phán và thảo luận chung.
Với tư cách chủ trì Hội nghị, Ngoại trưởng Slovakia Ratislav Kacer nhấn mạnh: "Bất chấp sự khác biệt về quan điểm, chúng tôi luôn có thể đạt được giải pháp bằng sự đồng thuận, cho dù đó là gói trừng phạt Nga hay viện trợ cho Ukraine. Chúng tôi luôn đồng ý với nhau và tôi tin rằng trong tương lai cũng sẽ như vậy".
Nêu cao tinh thần tập thể, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto chỉ ra rằng, Nhóm V4 có thể cùng nhau đạt được nhiều thành tựu hơn so với kết quả của từng quốc gia riêng lẻ. Chẳng hạn, trước đây nhóm đã ngăn chặn được đề xuất phân phối lại hạn ngạch người di cư giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Hội nghị Ngoại trưởng V4 tại Bratislava là một trong những hoạt động ngoại giao cấp cao cuối cùng trong năm 2022 trong nhiệm kỳ Slovakia làm Chủ tịch luân phiên của Nhóm V4, nhằm thảo luận về các lĩnh vực hợp tác.
Mặc dù các ngoại trưởng V4 đều nhất trí tiếp tục hợp tác nội bộ, tuy nhiên, vẫn thể hiện sự khác biệt đáng kể về quan điểm giữa các nước thành viên, trong đó có quan điểm về Nga-Ukraine.
| Động viên khéo Ukraine, Mỹ khẳng định 'chưa nản' trong hỗ trợ Ukraine Mỹ đảm bảo rằng Ukraine vẫn sẽ có trong tay những gì cần thiết để tự vệ. |
| Mỹ khẳng định không khuyến khích Ukraine tấn công ngoài biên giới Tuy nhiên, Mỹ không ngăn cản Ukraine thực hiện các cuộc tấn công tầm xa và sẽ viện trợ vũ khí cần thiết để Kiev ... |
| EU xác nhận cam kết về tư cách thành viên của tất cả các quốc gia Tây Balkan Lãnh đạo EU khẳng định, hơn bao giờ hết, Liên minh này mong muốn "có một tương lai chung với các đối tác tại Tây ... |
| UNCLOS - Khuôn khổ pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển [Kỳ I] Sẽ không hề phóng đại nếu nói rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) vượt trước thời đại trong việc thực hiện ... |
| Tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển và những ý nghĩa sát sườn đối với Việt Nam Việc Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Bển đã góp phần đề xuất và thực hiện các quyết sách lớn ... |