Con đường đi đến bình thường hóa quan hệ với các nước như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ của Syria không hề bằng phẳng. (Nguồn: DPA) |
Trong tuần này, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah bin Zayed đến thăm Syria và có cuộc gặp với Tổng thống al-Assad để thảo luận việc thúc đẩy quan hệ giữa 2 nước và khôi phục các mối quan hệ.
Ngày 5/1, sau sự kiện trên, Mỹ - quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đối với chính quyền của ông Assad và những người hợp tác với chế độ này, tiếp tục phản đối việc tiếp cận và phục hồi quan hệ với chính phủ Syria hiện tại.
Một quan chức của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ nói với tờ Al Arabiya: “Lập trường của chúng tôi về việc bình thường hóa với chế độ Assad vẫn không thay đổi. Chúng tôi không ủng hộ điều đó”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phản hồi tương tự khi được hỏi về chuyến đi mới nhất của Ngoại trưởng UAE tới Syria.
Trong khi đó, về phía Thổ Nhĩ Kỳ, cùng ngày, Tổng thống nước này Tayyip Erdogan cho biết, ông có thể gặp người đồng cấp Syria al-Assad như một phần của nỗ lực hòa bình sau cuộc đàm phán cấp cao nhất công khai giữa Ankara và Damascus kể từ khi cuộc chiến Syria nổ ra vào năm 2011.
Trong bài phát biểu tại Ankara, ông Erdogan nhấn mạnh, một cuộc gặp ba bên giữa ngoại trưởng của ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Syria sẽ được tổ chức để tăng cường phát triển liên lạc sau cuộc hội đàm mang tính bước ngoặt giữa các bộ trưởng quốc phòng ở Moscow tuần trước.
Cũng theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Syria nên thực hiện các bước "chính trị" để loại bỏ mối đe dọa mà Ankara cho là bắt nguồn từ lực lượng người Kurd ở khu vực biên giới.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về nhiều vấn đề, trong đó có tình hình Syria.
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra đánh giá tích cực về cuộc gặp gần đây giữa các chỉ huy quốc phòng và tình báo của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Thông báo của Điện Kremlin sau cuộc điện đàm nêu rõ: "Hy vọng rằng, việc tiếp tục thực hiện cuộc tiếp xúc ba bên như vậy sẽ cải thiện cơ bản tình hình ở Syria, bao gồm cả việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Syria, giải quyết vấn đề người tị nạn và hoàn thành nhiệm vụ chống lại các nhóm khủng bố quốc tế".
Sau khi nội chiến ở Syria bùng nổ vào năm 2011, Liên đoàn Arab (AL) đã khai trừ tư cách thành viên của Damascus và hầu hết các quốc gia trong khu vực đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này.
Trong những năm gần đây, một số quốc gia vùng Vịnh và Arab đã tiến tới khôi phục các mối quan hệ với Syria, bao gồm UAE, Bahrain, Ai Cập và Jordan.
Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang tìm cách dàn xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và ông al-Assad trong tương lai gần.
| Tin thế giới 5/1: NATO phát cảnh báo nguy hiểm; EU đang 'thưởng' cho Nga? Trung Quốc nhắc WHO có 'lập trường đúng đắn' về Covid-19 Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, những tranh cãi quanh vấn đề Covid-19 ở Trung Quốc, căng thẳng Iran-Pháp liên quan bức tranh biếm họa lãnh ... |
| Ukraine-Canada bàn về 'Công thức Hòa bình', Mỹ không tin Nga đã chuẩn bị cho chính sách thiện chí? Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có cuộc điện đàm ngày 3/1 để thảo luận về việc tăng cường ... |
| Tình hình Ukraine: Liên hợp quốc đưa ra bình luận mới, Pháp hứa hẹn với Kiev Liên hợp quốc (LHQ) cho biết sẽ tập trung vào việc chấm dứt xung đột ở Ukraine và các bên tham gia trực tiếp vào ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Moscow thấy kỳ lạ khi Italy đề xuất hòa giải, Kiev dọa Đức nếu bị từ chối một điều Bộ Ngoại giao Nga mới đây đã đưa ra phản ứng trước đề xuất của Italy sẵn sàng trở thành “người bảo đảm” giải pháp ... |
| Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga bất ngờ ra lệnh nóng, Kiev đề phòng nói chỉ là 'vỏ bọc' Ngày 5/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội nước này ngừng bắn ở Ukraine nhân lễ Giáng sinh của Chính ... |