Nhỏ Bình thường Lớn

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh

GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tham dự Hội thảo tiếp tục phân tích, làm rõ tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định Geneva nhằm phát huy giá trị, các bài học để khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
GS TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương định hướng Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Sáng ngày 19/7 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” (21/7/1954-21/7/2024).

Tin liên quan
Khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’ Khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’

Hội thảo có sự tham dự của GS TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và gần 500 đại biểu là Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện gia đình thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia đàm phán Hiệp định Geneva, các cán bộ lão thành; các nhà khoa học, chuyên gia về lịch sử và quan hệ quốc tế đến từ các cơ quan nghiên cứu và trường Đại học; các đảng viên, đoàn viên thanh niên ưu tú của Bộ Ngoại giao và Học viện Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh, Hội nghị Geneva năm 1954 là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một diễn đàn đa phương, đám phán trực tiếp với các nước lớn nhưng Ngoại giao Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva 1954 có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, những bài học quý báu từ Hiệp định Geneva đã phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật, sự trưởng thành và đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định Hiệp định Geneva là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tham dự Hội thảo tiếp tục phân tích, làm rõ tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định này với tiến trình cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phát huy giá trị, các bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đánh giá ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva dưới sự chủ trì của Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, các đại biểu đánh giá Hiệp định Geneva có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam, ba nước Đông Dương và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới; là thành quả của 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đầy gian khổ mà anh dũng của quân và dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao cách mạng non trẻ Việt Nam.

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hiệp định Geneva chính thức khôi phục hòa bình ở Đông Dương; công nhận nền độc lập và các quyền dân tộc cơ bản như chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Là nước thuộc địa đầu tiên ở Đông Nam Á đánh bại chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân, cuộc đấu tranh thắng lợi của Việt Nam còn là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với nhiều nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Thảo luận về vận dụng những bài học của Hiệp định Geneva trong hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước dưới sự chủ trì của TS. Phan Chí Hiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các đại biểu đã nêu bật nhiều bài học quý báu rút ra từ quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định Geneva đối với việc hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực phức tạp hiện nay.

Đó là bài học về giữ vững độc lập, tự chủ để tránh được những thỏa hiệp bất lợi cho ta; phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, dĩ bất biến ứng vạn biến; phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tranh thủ, vận động sự đồng tình, ủng hộ từ phong trào yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới.

Cần chú trọng nâng cao tiềm lực và sức mạnh nội sinh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp nhịp nhàng các lĩnh vực đối ngoại, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa ngoại giao và quân sự nhằm tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đào tạo đội ngũ cán bộ đối ngoại nhất là về kỹ năng đàm phán và ứng xử trong các tình huống quốc tế; bồi dưỡng cho thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin sắt son vào lý tưởng của Đảng, tinh thần xung kích, dấn thân và không ngại gian khổ, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu dự Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’ chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Bùi Thanh Sơn đánh giá các tham luận được trình bày tại Hội thảo có nội dung phong phú, chất lượng khoa học cao, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đáp ứng được mục đích mà Hội thảo đề ra.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các đơn vị nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, trong đó có Học viện Ngoại giao vận dụng và phát huy kết quả Hội thảo vào các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; góp phần làm phong phú nền tảng lý luận và phương pháp luận của ngoại giao Việt Nam.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu tham quan triển lãm 'Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’ trưng bày bên lề Hội thảo quốc tế. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Phiên 1 của Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’ nêu bật ý nghĩa lịch sử của Hiệp định. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu điều hành phiên thứ hai của Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)
Toàn cảnh khai mạc Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Toàn cảnh khai mạc Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Ngày 15/7, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 70 ...

Ý nghĩa của Hiệp định Geneva trong việc định hình mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Ý nghĩa của Hiệp định Geneva trong việc định hình mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam

Ấn Độ dù không phải là thành viên tại Hội nghị Geneva lịch sử nhưng lại là nước tham gia tích cực góp phần đi ...

Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào: Hiệp định Geneva có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam cũng như ba nước Đông Dương

Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào: Hiệp định Geneva có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam cũng như ba nước Đông Dương

Hiệp định Geneva năm 1954 cho thấy rõ đường lối đấu tranh ngoại giao sáng suốt, linh hoạt, tinh thần dám hy sinh và sự ...

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân

Hiệp định Geneva và sự đóng góp của đối ngoại Nhân dân

Hội nghị Geneva là một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam nói chung cũng như của ngoại giao Việt Nam nói riêng, ...

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác, trong đó có mặt trận quân sự, đã cụ thể ...