Tọa đàm là cơ hội để cán bộ, chuyên gia pháp lý của các bộ, ngành, cơ quan được cập nhật, trao đổi, thảo luận về tình hình, diễn biến và các xu hướng phát triển của luật pháp quốc tế. (Ảnh: Xuân Sơn) |
Tọa đàm có sự tham dự của đông đảo đại diện các bộ ngành, cơ quan như Bộ Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tòa án Nhân dân tối cao, các chuyên gia, giảng viên, nhà nghiên cứu về luật pháp quốc tế, luật sư, trọng tài viên.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Sơn) |
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định, luật pháp quốc tế là công cụ bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, nhất là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc phát huy vai trò của luật pháp quốc tế, nêu cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trong quan hệ quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, là truyền thống và bài học kinh nghiệm của ngoại giao Việt Nam.
Trong bối cảnh xu hướng thúc đẩy các cơ chế quản trị toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, Thứ trưởng Thường trực nhấn mạnh các kết quả quan trọng của công tác luật pháp quốc tế trong năm 2004 là tiền đề để Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn vào việc định hình khuôn khổ luật lệ mớ.[WIDGET
Ông Nguyễn Minh Vũ đề nghị Tọa đàm thảo luận và đề xuất giải pháp tăng cường vai trò, sự tham gia của Việt Nam trong công tác này; tranh thủ hiện diện của Việt Nam tại các tổ chức pháp lý quốc tế như Uỷ ban luật quốc tế (ILC) (Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là thành viên Uỷ ban nhiệm kỳ 2023-2027); duy trì trao đổi thường niên về công tác luật pháp quốc tế với hình thức, nội dung đa dạng, đổi mới hơn nữa.
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Anh phát biểu khai mạc. (Ảnh: Xuân Sơn) |
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Anh cho rằng, Tọa đàm là cơ hội để cán bộ, chuyên gia pháp lý của các bộ, ngành, cơ quan được cập nhật, trao đổi, thảo luận về tình hình, diễn biến và các xu hướng phát triển của luật pháp quốc tế trong năm, cũng như xác định các trọng tâm nghiên cứu, thảo luận và phối hợp trong thời gian tới, đặc biệt là các vấn đề mới, thách thức chung như không gian mạng, biến đổi khí hậu.
Trong 3 phiên thảo luận do TS. Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, TS. Nguyễn Thị Hoàng Anh và TS. Phạm Lan Dung, Chủ tịch Hội luật quốc tế Châu Á điều hành, cử tọa đã nghe bài trình bày và cùng nhau trao đổi về kết quả phát triển luật pháp quốc tế tại các diễn đàn khác nhau như Liên hợp quốc, Ủy ban luật quốc tế (ILC), các cơ chế tài phán quốc tế và các cơ chế pháp lý quốc tế chuyên ngành.
Các đại biểu cùng trao đổi về kết quả phát triển luật pháp quốc tế tại các diễn đàn khác nhau. (Ảnh: Xuân Sơn) |
Các ý kiến đều cho rằng thời gian qua Việt Nam đã chủ động theo dõi và tham gia từ sớm, từ xa, đóng góp tích cực và thực chất vào tiến trình thương lượng các văn kiện pháp lý quốc tế, góp phần định hình luật pháp quốc tế hiện đại theo hướng bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, tranh thủ cơ hội phục vụ phát triển đất nước, đóng góp vào giải quyết các thách thức toàn cầu.
Phát biểu bế mạc Tọa đàm, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Nguyễn Đăng Thắng cảm ơn sự phối hợp, đồng hành trong thời gian qua của các bộ, ngành, đơn vị và Hội Luật quốc tế Việt Nam; mong muốn tăng cường kết nối, trao đổi ý kiến giữa chuyên gia pháp lý quốc tế và các bộ, ngành và với các viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, từ đó sẽ cùng nhau chia sẻ thông tin, nghiên cứu, đánh giá để phát huy hơn nữa sự tham gia chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc định hình khuôn khổ luật pháp quốc tế trong thời gian tới.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Xuân Sơn) |
| Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta ... |
| Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam Chiều ngày 22/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Hội nghị ‘Phát huy nội ... |
| Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật ... |
| Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền ... |
| Đại sứ Đặng Hoàng Giang: UNCLOS là thành tựu quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật pháp quốc tế hiện đại Trong các ngày 10-12/12 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã ... |