Phát triển bền vững nguồn lực tài chính

TS. Đoàn Duy Khương
Chiến lược tài chính đến năm 2030 của Việt Nam đã xác định mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại, đồng bộ, minh bạch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thị trường tài chính Việt Nam. (Ảnh: Quốc Tuấn)
Thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về cả chất và lượng, bảo đảm tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng cho khu vực doanh nghiệp, đồng thời phục vụ hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Nguồn lực (vốn) tài chính là yếu tố then chốt đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vốn tài chính (cổ phiếu, trái phiếu hoặc tiền giấy…) đóng một vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho các loại vốn khác được sở hữu và kinh doanh. Nhưng bản thân nó không có giá trị thực mà chỉ là đại diện cho các vốn tài nguyên, con người, xã hội hoặc vốn sản xuất.

Nguồn vốn tài chính bao gồm hai loại: nguồn vốn trong nước (vốn NSNN, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn đầu tư của các DNNN, vốn tư nhân) và nguồn vốn nước ngoài (FDI, ODA, vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại quốc tế, thị trường vốn quốc tế).

Hiện nay ở nước ta, nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021-2025 khoảng 32-34% GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm chỉ chiếm khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay cũng thiếu hụt dòng vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới gần 50% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Thậm chí, để giải quyết thiếu hụt vốn, 4% doanh nghiệp được hỏi đã buộc phải tìm đến tín dụng phi chính thức…

Chiến lược tài chính đến năm 2030 đã xác định mục tiêu: Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và xây dựng các chính sách huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hướng tới thực hiện nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính (TTTC) và dịch vụ tài chính.

Hiện nay, TTTC Việt Nam đã được hình thành về cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn.

TTTC cũng đã có những bước phát triển vượt bậc về cả chất và lượng, bảo đảm tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng cho khu vực doanh nghiệp, đồng thời phục vụ hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế.

Cả ba thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, các sản phẩm dịch vụ tài chính phát triển nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các tệp khách hàng khác nhau.

Thống kê cho thấy, quy mô của thị trường vốn Việt Nam tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021.

Tính đến cuối quý I/2022, quy mô thị trường vốn đạt 134,570% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần quy mô năm 2015. Trong đó, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 40,7% GDP, trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP và trái phiếu doanh nghiệp là 16,4%GDP.

Tuy nhiên, TTTC Việt Nam vẫn còn chưa phát triển tương xứng so với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

TTTC với các sản phẩm có tính thanh khoản cao, thỏa mãn nhu cầu ngắn hạn thường xuyên của người dân nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bốn bất cập của TTTC

Hai cơ chế xác định giá bất động sản

Quan hệ giữa lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực tài chính rất chặt chẽ và có tính chất hữu cơ. Việc xây dựng chỉ số giá bất động sản là hết sức cần thiết vì giá bất động sản được sử dụng như một trong những chỉ tiêu ổn định hệ thống tài chính và chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/10): Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/10): 'Giật mình' với lượng dự trữ khí đốt của Đức, Gazprom không bán dầu nếu áp giá trần, Mỹ ‘cấm cửa’ nhôm Nga

Nền kinh tế hiện nay đang tồn tại cơ chế hai giá đất. Một giá đất theo khung Nhà nước ban hành. Một giá đất khác do các thành phần của nền kinh tế trong thị trường thực thi thỏa thuận - gọi là giá thị trường.

Khoảng chênh lệch giữa 2 giá đất càng lớn, càng gây nhiều bất công xã hội và được cho là chưa có sự hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cũng như làm méo mó thị trường bất động sản gây nhiều tiềm ẩn rủi ro cho cả nền kinh tế.

Ngoài ra, sự bất cập này, trong bối cảnh chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều khác biệt, chưa theo kịp với chuẩn mực kế toán quốc tế… sẽ tạo kẽ hở để một số tổ chức lợi dụng hạch toán sai bản chất giao dịch…

Ngân hàng gặp khó khi xử lý nợ xấu

Quá trình xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng (TCTD) còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết, chủ yếu liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo.

Vấn đề này đang ngày càng nghiêm trọng khi xu thế một số doanh nghiệp thay vì huy động vốn sở hữu, đã ngày càng dựa vào việc huy động vốn vay của các TCTD bằng các hình thức thiếu minh bạch, phi thị trường, phát hành cổ phiếu và trái phiếu gian lận…

Tụt hậu về chất lượng sống

Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chúng ta lại bị tụt hậu nhiều về chất lượng sống ở khu vực thành thị cũng như nông thôn.

Các vấn đề về thất nghiệp, nhà ở thiếu thốn, chất lượng y tế và môi trường kém, tội phạm, nghèo đói, tắc nghẽn giao thông… đã gây khó khăn cho người dân thành thị cũng như các cấp chính quyền.

Hệ thống tín dụng thiếu chuyên nghiệp cùng với các yêu cầu nghiêm ngặt thiếu thực tế đối với các khoản vay đã khiến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập thấp bị loại khỏi mạng lưới cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại một cách có hệ thống.

Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, các ngân hàng yêu cầu người vay phải có việc làm trong khu vực chính thức, với việc làm "ổn định" và thu nhập ở mức "tương xứng", trong khi đa số các hộ gia đình được khảo sát đều có việc làm ở khu vực phi chính thức hoặc tạm thời trong công trường và khu công nghiệp. Điều này khiến thu nhập của họ rất thất thường và không chắc chắn.

Các ngân hàng yêu cầu chỉ những người đi vay có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất hợp lệ mới đủ điều kiện vay vốn nhưng hầu hết các hộ gia đình thu nhập thấp ở thuê nhà và không sở hữu đất. Họ sở hữu rất ít tài sản và số tiền tiết kiệm của họ không đủ để làm tài sản thế chấp…

Việc thiếu khả năng tiếp cận ngân hàng đã dẫn đến việc các doanh nghiệp MSME và các hộ gia đình chuyển sang thị trường tín dụng phi chính thức hoặc tín dụng đen để đáp ứng nhu cầu của họ.

Chưa tương xứng với tiềm năng

Quy mô TTTC phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hạn chế khả năng phát triển và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tài chính số, tài chính chia sẻ, tài chính xanh… đang phát triển mạnh mẽ.

Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam tương đương 219% GDP, thấp hơn so với 320% GDP của bình quân nhóm 5 quốc gia hàng đầu ASEAN.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 84% GDP, thấp hơn các thị trường cổ phiếu trong khu vực (từ 93 - 243% GDP, ngoại trừ Indonesia); Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 44,7% GDP, còn nhỏ so với thị trường cổ phiếu và một số thị trường trái phiếu trong khu vực.

Trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 14,5% GDP, chỉ bằng khoảng 1/2 bình quân các thị trường trái phiếu doanh nghiệp châu Á (25,8% GDP).

Tập trung 4 lĩnh vực cấp bách

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường.

Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém.

Để thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo trên, theo các nhà kinh tế, đối với thị trường tài chính cần tập trung vào 4 lĩnh vực cấp bách sau:

Một là, xây dựng một thể chế đồng bộ cho TTTC đảm bảo sự hình thành giá các tài sản tài chính thông qua cơ chế thị trường công khai, minh bạch.

TTTC phải định giá khách quan và chính xác để tạo tính thanh khoản cho tất cả các nguồn lực khác như vốn sản xuất, con người, xã hội và tài nguyên nhằm huy động tổng lực các nguồn vốn vào việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, trước mắt cần tích hợp với việc sửa đổi Luật đất đai sắp tới để có sự thống nhất cơ chế chính sách một giá đất đảm bảo công bằng và sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng bất động sản. (Nguồn: Vietnam+)
Các ngân hàng yêu cầu chỉ những người đi vay có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất hợp lệ mới đủ điều kiện vay vốn nhưng hầu hết các hộ gia đình thu nhập thấp ở thuê nhà và không sở hữu đất. (Nguồn: Vietnam+)

Hai là, công tác giám sát cần được nâng cao hiệu quả với ba nội dung trọng yếu: giám sát rủi ro hệ thống, tăng cường phối hợp giữa cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan giám sát; phối hợp, đồng bộ hóa giám sát thận trọng vĩ mô và vi mô.

Ngoài ra, chất lượng công tác thanh tra được nâng cao theo hướng từng bước thiết lập kỷ luật thị trường, cưỡng chế thực thi các quy định pháp lý, nâng cao chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trên TTTC (rửa tiền, chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường, giao dịch nội gián, trục lợi bảo hiểm...).

Hệ thống các TCTD cần được cơ cấu lại gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Ba là, thị trường tín dụng phi chính thức (bao gồm cả tín dụng đen) là một thực tế khách quan trong thị trường tài chính. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao các doanh nghiệp MSME và đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập thấp sử dụng tín dụng phi chính thức cho nhu cầu đầu tư của họ?

Vì họ không đủ điều kiện để được cấp tín dụng chính thức? Hay là vì tín dụng phi chính thức là sự lựa chọn khả thi đối với điều kiện kinh tế xã hội và vị trí của họ? Hay nó là sự kết hợp của cả hai?

Sự nhận thức và nghiên cứu thấu đáo của các nhà hoạch định chính sách tài chính tín dụng vi mô về các vấn đề trên sẽ giúp tìm được một nền tảng trung gian để kênh dẫn vốn và sử dụng vốn ngày một toàn diện góp phần xây dựng một xã hội bền vững.

Bốn là, ngày nay với tốc độ tự do hóa toàn cầu, không một thị trường nào có thể phát triển riêng lẻ mà phải có mối liên hệ lẫn nhau. Theo đó, sẽ có một số xu hướng phát triển TTTC trên thế giới trong thời gian tới chi phối đến TTTC của từng quốc gia.

Điều này đã đặt ra yêu cầu định hướng phát triển TTTC và cộng đồng doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 theo hướng bền vững, cạnh tranh lành mạnh, hiện đại, xây dựng cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường bảo hiểm trong nước.

TTTC trong nước cũng cần từng bước kết nối với TTTC quốc tế, đảm bảo huy động các nguồn lực tài chính cả trong và ngoài nước để thực hiện tốt các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tầm nhìn - khởi nguồn của văn hóa kinh doanh

Tầm nhìn - khởi nguồn của văn hóa kinh doanh

Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng là những giá trị cốt lõi đảm bảo ...

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam, lấy đức làm gốc

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam, lấy đức làm gốc

Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu cho ý chí, nghị lực của dân tộc không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu, sánh vai ...

Văn hóa, đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức

Văn hóa, đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức

Ngày 11/10, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ...

Việt Nam kêu gọi triển khai các nỗ lực ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để thúc đẩy phát triển bền vững

Việt Nam kêu gọi triển khai các nỗ lực ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để thúc đẩy phát triển bền vững

Các nước đề cao vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm nguồn lực, tài chính và ...

Đồng Nai hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững

Đồng Nai hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững

UBND tỉnh đã chính thức ký kết hợp đồng tư vấn lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Phiên bản di động