Nhỏ Bình thường Lớn

Phát triển điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Loại bỏ mối lo sự cố hạt nhân nghiêm trọng và máy bay rơi

Lò phản ứng hạt nhân cỡ vừa PWR thế hệ III+ của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đạt mức độ an toàn vượt bậc được cấp phép trên toàn thế giới với khả năng bảo vệ chống lại sự cố hạt nhân nghiêm trọng và máy bay rơi, cũng không đỏi hỏi những kế hoạch di dân khẩn cấp khi có sự cố.
Hội thảo Phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn hạt nhân Fukushima.

Quốc hội Việt Nam đã quyết định chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận ngày 25/10/2009. Kế hoạch dài hạn phát triển điện hạt nhân đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Hiện nay, dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại Phước Dinh với công xuất khoảng 2000MW đang được triển khai thực hiện với đối tác nước ngoài là Liên bang Nga và dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 tại Vĩnh Hải cũng với công suất 2000 MW cũng đang được triển khai thực hiện với đối tác Nhật Bản.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


Theo báo cáo của Tổng Giám đốc IAEA tại khoá họp đại hội đồng IAEA lần thứ 56 tại Vienna (Áo) tháng 9 vừa qua thì 18 tháng sau sự cố Fukushima, điện hạt nhân vẫn được xem là một lựa chọn quan trọng của nhiều nước để bảo đảm an ninh năng lượng. Một số cường quốc điện hạt nhân ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc vẫn có kế hoạch mở rộng chương trình điện hạt nhân. Tiểu vương quốc Saudi Arabia (UAE) đã cấp phép xây dựng 4 lò phản ứng loại 1400 MW. Theo sau đó là các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và UAE sẽ sớm bắt đầu khởi động sự án điện hạt nhân đầu tiên của mình.

Việt Nam và Bangladesh được nhắc đến như những nước tiên phong trong khu vực châu Á về phát triển điện hạt nhân. Việc có được các thông tin trung thực, khách quan, khoa học về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới sẽ giúp cho việc định hướng dư luận ở trong nước, tạo điều kiện tăng cường sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
 
Vì vậy, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế điện hạt nhân Hà Nội 2012, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức Hội thảo Phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn hạt nhân Fukushima.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Vương Hữu Tấn cho biết tai nạn hạt nhân Fukushima có những ảnh hưởng nhất định đến sự chấp nhận của công chúng Việt Nam đối với chương trình phát triển điện hạt nhân đã được Chính phủ thông qua. Việc có được các thông tin trung thực, khách quan, khoa học về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới sẽ giúp cho việc định hướng dư luận ở trong nước, tạo điều kiện tăng cường sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.

Cục trưởng cũng nhấn mạnh Mục đích của Hội thảo là nhằm trao đổi thông tin về tình hình phát triển ĐHN trên thế giới và ở một số nước trong khu vực sau tại nạn Fukushima để tạo sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam và tạo điều kiện cho việc triển khai thuận lợi dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.

Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tập trung thảo luận và đánh giá tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn Fukushima; quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Việt Nam và tình hình phát triển điện hạt nhân cũng như các thay đổi pháp quy của các nước Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, Indonesia sau tai nạn Fukushima...

Được biết, Công ty ATMEA ( có tập đoàn mẹ là AREVANP và Misubishi Heavy Industries) sẽ cung cấp lò phản ứng hạt nhân cỡ vừa PWR thế hệ III+ cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Loại lò này đạt công suất 1000- 1500 MW thích ứng cho hầu hết lưới truyền tải điện, với mức độ an toàn vượt bậc được cấp phép trên toàn thế giới. Loại lò này còn có khả năng bảo vệ chống lại sự cố hạt nhân nghiêm trọng và máy bay rơi, cũng không đỏi hỏi những kế hoạch di dân khẩn cấp khi có sự cố.

Thiên Anh

Tin cũ hơn

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025 Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025
Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024 Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024
Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí
Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng? Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD
Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm
Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh
Việt Nam mở cửa, kết nối, cân bằng trong hợp tác APEC Việt Nam mở cửa, kết nối, cân bằng trong hợp tác APEC
Giá heo hơi hôm nay 14/11: Tăng tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ; Tiếp tục làm chặt quy trình nhập khẩu thịt để bảo vệ người tiêu dùng Giá heo hơi hôm nay 14/11: Tăng tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ; Tiếp tục làm chặt quy trình nhập khẩu thịt để bảo vệ người tiêu dùng
Trung Quốc bất ngờ phát hành nợ bằng đồng USD, địa điểm khá bất thường, vì sao Bắc Kinh lựa chọn như vậy? Trung Quốc bất ngờ phát hành nợ bằng đồng USD, địa điểm khá bất thường, vì sao Bắc Kinh lựa chọn như vậy?
Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình