Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội tại Việt Nam, Lào, Campuchia

Ngày 19/10 tại thủ đô Vientiane, Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào đã tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 5 về khoa học xã hội với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ở Lào, Việt Nam và Campuchia.”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Khánh thành "ngôi nhà chung" của cộng đồng người Việt ở Bắc Lào
phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Thắt chặt tình cảm gắn kết giữa phụ nữ Việt - Lào

Đây là hội thảo quốc tế được tổ chức luân phiên hàng năm giữa ba Viện Hàn lâm của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tham dự Hội thảo có giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS); giáo sư-tiến sỹ Soukkongseng Saiyaleuth, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào; viện sỹ-tiến sỹ Khlot Thyda, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia; giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; giáo sư-tiến sỹ Kikeo Kaikhamphithoun, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia Lào; phó giáo sư-tiến sỹ Thongsalit Mangnomek, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Lào; cùng đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm của ba nước và nhiều khách mời đến từ các tổ chức quốc tế.

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Vietnam+)

Hội thảo đã tập trung thảo luận về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội tại Lào, Việt Nam và Campuchia; kinh nghiệm, phương hướng, hình thức và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phương hướng hợp tác về phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội tại Lào, Việt Nam và Campuchia. Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, nhiều đề xuất ý tưởng có giá trị nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội của ba nước.

Tại cuộc hội thảo, các nhà khoa học cho rằng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng hiện nay, khoa học xã hội cần nghiên cứu, phát hiện và đánh giá tác động của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay đối với phát triển xã hội ở mỗi nước; nghiên cứu, phát hiện và dự đoán tác động của các xu hướng toàn cầu trong những thập niên tới đối với phát triển xã hội ở mỗi nước; nghiên cứu, đánh giá các phương thức hợp tác mà quá trình hội nhập quốc tế đem lại để đóng góp vào phát triển xã hội ở trong nước, khu vực và quốc tế.

Hội thảo cũng đề ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội ba nước trong thời gian tới gồm tăng cường đổi mới nhận thức về phát triển nhân lực khoa học xã hội, đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển nhân lực khoa học xã hội; tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm phát triển nhân lực khoa học xã hội; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục về khoa học xã hội; đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực khoa học xã hội cho các vùng, miền và các nhóm đặc thù, phát triển và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc ba nước; đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học xã hội; xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng và phát huy nhân tài khoa học xã hội; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhân lực khoa học xã hội đến năm 2020, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực khoa học xã hội.

Về phương hướng hợp tác phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội trong thời gian tới, các nhà khoa học cho rằng ba Viện Hàn lâm cần hợp tác trong triển khai nghiên cứu, tập trung vào những vấn đề mà cả ba quốc gia cùng quan tâm và những vấn đề liên quan đến đời sống người dân ở các tỉnh giáp ranh của Việt Nam, Lào và Campuchia; hợp tác thông qua tổ chức các hội thảo khoa học, mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở ngoài ba Viện Hàn lâm; hợp tác thông qua đào tạo sau đại học, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn tập trung; hợp tác thông qua dịch và xuất bản những công trình, tư liệu có giá trị tham khảo chung cho cả ba nước, trao đổi xuất bản phẩm và tư liệu ở cấp Viện Hàn lâm và các viện trực thuộc; đổi mới hình thức hợp tác phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội, các hoạt động giao lưu của thanh niên nhằm hướng tới việc chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu mà ba cơ quan cùng quan tâm, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia.

Phát biểu tại Hội thào, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn cho rằng các kết quả đạt được tại hội thảo lần này đã giúp các nhà khoa học ba nước nhận thức rõ hơn về vai trò của khoa học xã hội và nguồn nhân lực khoa học xã hội đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, hướng tới phát triển bền vững khu vực; nhấn mạnh, sự đồng thuận trong nhận thức của các nhà khoa học đạt được trong hội thảo càng khẳng định mạnh mẽ vai trò quan trọng của hợp tác về khoa học trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng khoa học của ba nước, củng cố tình đoàn kết giữa ba nước trong ứng phó với những thách thức đang đặt ra cho mỗi nước và cả khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng hiện nay.

Phát biểu bế mạc hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Soukkongseng Saingaleuth đánh giá cao kết quả đạt được tại Hội thảo, khẳng định các nhà khoa học đã tham dự hội thảo với các bài tham luận, ý kiến phát biểu với trách nhiệm và mang tính xây dựng cao; nhấn mạnh chủ đề hội thảo khoa học thường niên lần thứ 6 tổ chức tại Campuchia vào năm 2017 sẽ tập trung vào quan hệ lịch sử văn hóa vùng biên giới ba nước.

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Cuộc họp Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc Việt Nam-Campuchia

Từ ngày 18-20/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp về phân giới cắm ...

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia 4 nước Đông Nam Á hợp tác chống buôn người

Ngày 18/10, các quan chức cảnh sát từ Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Campuchia bắt đầu nhóm họp tại thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) để thảo ...

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Cambodia Angkor Air mở đường bay mới Hà Nội-Siem Riep từ 30/10

Hãng hàng không Cambodia Angkor Air (K6) vừa thông báo chính thức mở đường bay quốc tế giữa Hà Nội-Siem Riep (Campuchia) từ ngày 30/10 ...

PV. (theo TTXVN)

Đọc thêm

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam-Lào thường xuyên trao đổi cấp cao nhưng mỗi lần gặp là một lần đặc biệt đều vì mục tiêu làm sâu sắc hơn quan ...
Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu quốc gia Việt Nam Kiều Duy choáng ngợp khi tham quan siêu du thuyền gần một tỷ USD mới cập cảng quốc tế Cái Mép, Bà Rịa - ...
Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Hai người đàn ông tìm thấy 'kho báu' với khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ trên một cánh đồng.
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho ...
Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Kỳ thi vào lớp 10 sẽ gồm Toán, Văn và môn thứ ba do địa phương lựa chọn nhưng phải thay đổi sau mỗi 3 năm và được công bố ...
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động