TIN LIÊN QUAN | |
Dạy trẻ bằng phần thưởng, lợi bất cập hại | |
Độc đáo phương pháp giáo dục mới cho trẻ |
Ngày 18/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc tế “STEM – Nền tảng vững chắc cho học sinh trong kỷ nguyên số”. Đây cũng là Hội thảo Quốc tế về STEM dành cho lứa tuổi học sinh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
STEM là viết tắt của: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Quan trọng hơn việc dạy là cách dạy, STEM chú trọng vào việc dạy học sinh sáng tạo, suy nghĩ độc lập, tự tìm tòi, khám phá thế giới và tự khám phá chính bản thân mình.
Hành trang trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số, ngoài những kiến thức văn hóa, xã hội, học sinh còn cần được trang bị những kỹ năng như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học và tư duy ngôn ngữ…
Tại rất nhiều quốc gia phát triển việc tìm hiểu và phát triển các phương pháp giáo dục đã diễn ra mạnh mẽ và ưu thế được lựa chọn trong những năm gần đây là phương pháp tiếp cận STEM- cách tiếp cận dạy học tập trung thúc đẩy phát triển tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng qua con đường trải nghiệm, tích hợp nhiều lĩnh vực.
Các em học sinh hào hứng khi tham gia thí nghiệm trong khuôn khổ Ngày hội STEM. (Nguồn: Lao động Thủ đô) |
Giáo dục STEM đã đem đến câu trả lời đáp ứng bối cảnh thực tại, trở thành lựa chọn hàng đầu, minh chứng cho sự thành công và phát triển nguồn nhân lực cao tại nhiều quốc gia, như: Mỹ, Canada, Australia, Singapore… Giáo dục Việt Nam phần nào đã bắt kịp xu thế phát triển của thế giới và đã bắt đầu các chương trình thí điểm triển khai giáo dục STEM trong những năm gần đây.
Tại Hội thảo, các chuyên gia khẳng định giáo dục STEM, đào tạo năng lực tư duy, khả năng tự học hay tư duy ngôn ngữ không đơn thuần hướng đến mục tiêu để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư mà các phương pháp này nhằm tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, tạo ra thế hệ công dân toàn cầu của Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số.
Chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo, TS Diana Wehrell-Grabowski - chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM cho biết, để chuẩn bị cho học sinh phát triển mạnh trong thế kỷ 21, việc đầu tiên cần chuẩn bị chương trình đào tạo cho giáo viên cũng như các cơ hội để được tiếp cận đào tạo.
"Các chương trình đào tạo giáo viên phải đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh thế kỷ 21. Môi trường lớp học và tất cả các trải nghiệm học tập cần phát triển và củng cố các kỹ năng của thế kỷ 21, bao gồm tư duy phê phán, sáng tạo, giao tiếp và cộng tác. Ngoài ra, việc kết hợp các trải nghiệm công nghệ phù hợp với lứa tuổi và có ý nghĩa sẽ cho phép học sinh phát triển mạnh trong kỷ nguyên số", bà Diana Wehrell-Grabowski cho hay.
Để không lạc trong "mê trận" phương pháp giáo dục con Chia sẻ với Báo TG&VN, TS. Lê Nguyên Phương - chuyên gia hàng đầu về Tâm lý học đường cho rằng, điều quan trọng của ... |
Tập huấn “học qua hành” theo dự án Giáo dục STEM 22 lãnh đạo và 54 giáo viên cấp Trung học cở sở và Phổ thông Trung học tại 14 trường đã tham gia thí điểm ... |
Giáo dục STEM: Mô hình giáo dục trong tương lai Giáo dục truyền thống đã bộc lộ không ít thiếu sót. Đó cũng là lý do ra đời của những phương pháp giáo dục mới ... |