Phía sau lệnh trừng phạt năng lượng Nga là… ‘cuộc chiến ngầm’ giữa anh em một nhà châu Âu

Gia An
Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nước Đức đang lật sang trang thì Pháp đang viết thêm một chương mới. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, căng thẳng giữa cặp “đầu tàu” Liên minh châu Âu (EU) chưa bao giờ trở nên gay gắt đến thế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phía sau lệnh trừng phạt năng lượng Nga là… ‘cuộc chiến ngầm’ giữa anh em một nhà châu Âu. (Nguồn: Promaintlehti)
Phía sau lệnh trừng phạt năng lượng Nga là… ‘cuộc chiến ngầm’ giữa anh em một nhà châu Âu. Trong ảnh: Quá trình bảo dưỡng, thay nhiên liệu của lò phản ứng Olkiluoto 1. (Nguồn: Promaintlehti)

Bất đồng lớn trong quan hệ giữa “hai anh cả” Pháp-Đức thể hiện ở chính sách năng lượng hạt nhân, khi họ buộc phải đặt lên “bàn cân” - vừa chống biến đổi khí hậu, lại vừa phải tiếp cận các nguồn năng lượng mới.

Đức kết thúc “cuộc phiêu lưu” hạt nhân

Ngày 15/4 vừa qua, Đức đã chính thức ngắt kết nối 3 lò phản ứng hạt nhân cuối cùng còn tồn tại đến nay, dù chậm 3 tháng rưỡi so với kế hoạch ban đầu. Hàng trăm người đã tổ chức ăn mừng sự kiện tại Cổng Brandenburg ở thủ đô Berlin. “Cuộc phiêu lưu” hạt nhân của nền kinh tế số 1 châu Âu được bắt đầu vào năm 1955 dưới thời Thủ tướng Konrad Adenauer đã chính thức kết thúc.

Ngược lại với “người anh em” bên kia bờ sông Rhine, Pháp vừa tái khởi động chương trình phát triển 6 lò phản ứng nước áp lực châu Âu (EPR) thế hệ mới, đánh dấu sự tiếp tục của chính sách do Tướng De Gaulle khởi xướng vào cuối Thế chiến thứ hai.

Những lựa chọn đối lập này cho thấy rõ rằng, chính sách năng lượng - đặc biệt là năng lượng hạt nhân - vẫn là một trong những điểm bất đồng lớn nhất giữa hai quốc gia dẫn đầu châu Âu.

Trong 20 năm qua, hai đối tác này thực ra đã có một “sự nghiệp chung”. Thậm chí có những người còn mơ đến một nhãn hiệu “Airbus về năng lượng”, đưa Pháp xích lại gần hơn nữa với nước Đức thống nhất. Nhưng như một lẽ tự nhiên, liên minh không thể tồn tại với một nước Đức quyết tâm chấm dứt năng lượng hạt nhân.

Những năm 1990, tập đoàn Framatome của Pháp và đối tác Siemens của Đức đã bắt tay phối hợp phát triển công nghệ EPR. Hai đối tác đã chia tay vào năm 2009 trước khi Siemens bắt tay với tập đoàn Rosatom của Nga và rồi chấm dứt hoạt động này 2 năm sau khi Berlin tuyên bố từ bỏ năng lượng hạt nhân.

Tại Đức, nơi điện hạt nhân chưa bao giờ vượt quá 1/3 tổng sản lượng điện, phần lớn người dân có thái độ "không hào hứng" với loại năng lượng này. Đảng Xanh đã tự cấu trúc mình thành một nhân tố không thể đảo ngược trong nỗ lực chống hạt nhân và theo chủ nghĩa hòa bình. Tham gia chính quyền trong liên minh “đỏ-xanh” năm 1998, đảng này đã gây ảnh hưởng rất mạnh đến chính sách năng lượng của Đức trong suốt 25 năm qua.

ADN chính trị của Pháp

Ngược lại, năng lượng hạt nhân đã trở thành một yếu tố được xem như “ADN chính trị” của nước Pháp. Trở lại với năm 1945, nước Pháp đã có sắc lệnh thành lập Ủy ban Năng lượng nguyên tử (CEA) phục vụ công cuộc phát triển khoa học, công nghiệp và quốc phòng.

Ngay từ đầu, tất cả các ứng dụng của phản ứng phân hạch nguyên tử đã được xem xét, từ năng lượng đến bom, đến mức khó có thể tách rời năng lượng hạt nhân dân sự và quân sự.

Tại Pháp, sự hội tụ quan điểm giữa những người theo chủ nghĩa De Gaulle và chủ nghĩa cộng sản, sự tập trung hóa về chính trị, sự phát triển của khoa học công nghệ do nhà nước điều hành và sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF)…, tất cả đều là những ngoại lệ chưa được biết đến ở Đức.

Từ cuối những năm 1960, mọi yếu tố đều đã sẵn sàng cho việc đẩy nhanh quá trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân sau cú sốc dầu mỏ đầu tiên năm 1973, để đạt được 75% điện năng từ nguồn hạt nhân. Mặc dù không trở lại với một chương trình đầy tham vọng như kế hoạch Messmer năm 1974, nhưng Tổng thống Emmanuel Macron cũng đã chọn hướng hồi sinh năng lượng hạt nhân tại nước này.

Hai xu hướng trái ngược giữa Đức và Pháp hiển nhiên đang gây ra vấn đề, ở một châu Âu đang buộc phải thực hiện “mệnh lệnh kép”, vừa nỗ lực chống lại sự nóng lên toàn cầu, vừa phải tìm kiếm các nguồn năng lượng mới kể từ khi bùng nổ xung đột ở Ukraine. Bởi vậy, căng thẳng giữa hai “đàn anh” Pháp và Đức chưa bao giờ gay gắt đến thế.

Tuy nhiên, Pháp không đơn độc trong “cuộc chiến” này. Chỉ vài giờ sau khi các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức ngừng hoạt động, lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu tiến vào giai đoạn sản xuất thường xuyên ở Phần Lan.

Theo thông báo (ngày 16/4) của nhà vận hành TVO, lò phản ứng Olkiluoto 3 sản xuất khoảng 14% lượng điện ở Phần Lan và sẽ tăng lên 30%, dự kiến hoạt động trong ít nhất 60 năm tới. Phần Lan hy vọng có thể dựa vào lò phản ứng mới để đáp ứng nhu cầu điện đầu mùa Đông tới, do lo ngại về thiếu hụt năng lượng sau xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại năng lượng Nga.

Sự kiện Anh rời EU (Brexit) đã tước mất của Helsinki sự hỗ trợ then chốt của đối tác Anh, hơn nữa các dự án tiềm năng tại hàng chục quốc gia EU không thể làm lu mờ một thực tế rằng, môi trường chính trị ở liên minh này hiện không thuận lợi cho năng lượng hạt nhân.

Nhìn từ Paris, Berlin không ngừng gây áp lực nhằm giảm bớt tham vọng của Pháp và áp đặt mô hình chuyển đổi năng lượng của Đức lên Brussels.

Trong khi Pháp cũng cho rằng, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen - một người Đức, lẽ ra nên bảo vệ “tính trung lập về công nghệ” của các nguồn năng lượng carbon thấp, đang có xu hướng thiên về lợi ích của nước mình.

Bà Ursula von der Leyen hiện cho rằng, năng lượng hạt nhân không phải là “chiến lược cho tương lai”, không giống như năng lượng Mặt Trời, gió, hydro và pin điện.

Pháp sẽ phải mất một thời gian dài để thuyết phục rằng, năng lượng hạt nhân chính là một “vũ khí” trong cuộc chiến khí hậu và có vai trò trong việc nâng cao chủ quyền công nghiệp của châu Âu - một trong những trọng tâm chính của EC từ năm 2019.

Liệu “lục địa già” có muốn phụ thuộc vào các tấm pin Mặt Trời, pin điện, nguyên liệu thô và kim loại tinh chế được nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc, trong khi thị trường toàn cầu cho công nghệ carbon thấp sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2030?

Ngày 30/3 tại Brussels, bà Ursula von der Leyen đã có một bài phát biểu quan trọng – nhấn mạnh quan điểm không nhượng bộ Bắc Kinh và không liên kết với Washington – về chủ đề bảo vệ “chiến lược giảm thiểu các nguy cơ thông qua nền kinh tế”.

Nhưng Paris đã nhanh chóng chỉ ra “mâu thuẫn” giữa tham vọng công nghiệp xanh và việc từ chối năng lượng hạt nhân trong phát biểu của bà… Đến đây, chưa có một cách giải nào được hé mở cho bài toán nhiều đáp số và "cuộc chiến" hạt nhân giữa Paris và Brussels vẫn để lại đó.

Giá vàng hôm nay 19/4/2023: Giá vàng tăng hồi phục, bảo vệ ngưỡng 2.000 USD, thời điểm 'mua hời' khi giá xuống?

Giá vàng hôm nay 19/4/2023: Giá vàng tăng hồi phục, bảo vệ ngưỡng 2.000 USD, thời điểm 'mua hời' khi giá xuống?

Giá vàng hôm nay 19/4/2023 tăng trở lại sau khi trượt khỏi mốc quan trọng 2.000 USD/ounce trong phiên liền trước. Giá vàng thế giới ...

Giá cà phê hôm nay 20/4/2023: Giá robusta tiếp tục tăng, thị trường Trung Quốc trở lại, triển vọng tiêu thụ chuyển 'tích cực'

Giá cà phê hôm nay 20/4/2023: Giá robusta tiếp tục tăng, thị trường Trung Quốc trở lại, triển vọng tiêu thụ chuyển 'tích cực'

Trung Quốc được coi là thị trường có tiềm năng lớn đối với ngành cà phê xuất khẩu toàn cầu. Giai đoạn 2017-2022 cho thấy ...

Một 'ngoại lệ' trong lệnh trừng phạt chống Nga, Mỹ và châu Âu dù muốn cũng chưa thể xâm phạm

Một 'ngoại lệ' trong lệnh trừng phạt chống Nga, Mỹ và châu Âu dù muốn cũng chưa thể xâm phạm

Phần lớn các loại năng lượng xuất khẩu của Nga đã "trúng đòn" trực tiếp từ hơn 10 vòng "trừng phạt chồng trừng phạt" của ...

Cần đảm bảo lợi ích đôi bên khi hoàn thiện thể chế, cơ chế liên quan thuế tối thiểu toàn cầu

Cần đảm bảo lợi ích đôi bên khi hoàn thiện thể chế, cơ chế liên quan thuế tối thiểu toàn cầu

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một cải cách thuế tiến bộ, nhằm hạn chế thực trạng nhiều công ty lớn lập kế ...

Văn hóa Vietcombank: Giữ vững giá trị cốt lõi 'Tin - Chuẩn - Mới - Bền - Nhân'

Văn hóa Vietcombank: Giữ vững giá trị cốt lõi 'Tin - Chuẩn - Mới - Bền - Nhân'

Giá trị cốt lõi của văn hóa Vietcombank được khái quát hóa thành 5 chữ vàng “Tin - Chuẩn - Mới - Bền - Nhân” ...

(theo Le Monde, Phys.org)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động