Nhỏ Bình thường Lớn

Philippines, Pháp cam kết theo đuổi thỏa thuận lực lượng thăm viếng

Philippines và Pháp nhất trí hợp tác dựa trên các giá trị chung, hợp tác chung, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro (phải) và người đồng cấp Pháp Sebastien Lecornu ký thỏa thuận hợp tác tại Manila ngày 2/12. (Nguồn: AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro (phải) và người đồng cấp Pháp Sebastien Lecornu ký thỏa thuận hợp tác tại Manila ngày 2/12. (Nguồn: AFP)

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro nhấn mạnh điều đó sau cuộc gặp với người đồng cấp Pháp Sebastien Lecornu tại thủ đô Manila ngày 2/12.

Theo Manila Times, hai người đứng đầu Bộ Quốc phòng Philippines và Pháp cho biết đã nhất trí hối thúc hai tổng thống và các cơ quan liên quan bắt đầu các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thỏa thuận lực lượng thăm viếng, theo đó cho phép hai nước triển khai binh sĩ trên lãnh thổ của nhau.

Nằm trong nỗ lực tăng cường quan hệ quốc phòng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, Philippines đã có các hiệp định tương tự với Mỹ và Australia và đồng ý bắt đầu đàm phán với Nhật Bản.

Các thỏa thuận này tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các nước triển khai nhân viên quốc phòng đến lãnh thổ của nhau để huấn luyện và thực hiện các hoạt động khác.

Bộ trưởng Teodoro nói: “Chúng tôi nhất trí hợp tác dựa trên các giá trị chung, hợp tác chung, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn, nơi Pháp cũng có sự hiện diện và chúng tôi muốn tăng cường hợp tác quốc phòng và hiện diện với các quốc gia châu Đại Dương khác”.

Cho biết hải quân Pháp có “số lượng lớn các hoạt động và huấn luyện trong khu vực”, Bộ trưởng Lecornu khẳng định, “chúng tôi đang thực hiện chương trình nghị sự nhằm tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Cả hai Bộ trưởng đều không đưa ra mốc thời gian để Philippines và Pháp bắt đầu các cuộc đàm phán về thỏa thuận lực lượng thăm viếng.

Chuyến thăm Philippines đầu tiên của ông Lecornu trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Pháp diễn ra trong bối cảnh Paris đang tìm cách khẳng định lại tầm quan trọng của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quốc gia châu Âu này có 1,6 triệu công dân ở châu Á-Thái Bình Dương trên 7 vùng lãnh thổ hải ngoại, bao gồm New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp.

Điểm tin thế giới sáng 1/12: Armenia-Azerbaijan nối lại đàm phán biên giới, Ukraine nêu điều kiện ngừng bắn với Nga, Brazil sẽ gia nhập OPEC+

Điểm tin thế giới sáng 1/12: Armenia-Azerbaijan nối lại đàm phán biên giới, Ukraine nêu điều kiện ngừng bắn với Nga, Brazil sẽ gia nhập OPEC+

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/12.

Ấn Độ, Philippines nhất trí khởi động đàm phán Hiệp định thương mại ưu đãi song phương

Ấn Độ, Philippines nhất trí khởi động đàm phán Hiệp định thương mại ưu đãi song phương

Ấn Độ và Philippines đã quyết định tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác song phương trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, hàng ...

Ngoại trưởng Hàn Quốc, Pháp cam kết hợp tác trong các vấn đề quốc tế quan trọng

Ngoại trưởng Hàn Quốc, Pháp cam kết hợp tác trong các vấn đề quốc tế quan trọng

Hàn Quốc và Pháp cam kết hợp tác trong các vấn đề quốc tế quan trọng, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến ...

Hợp tác quốc phòng luôn là một trong những trụ cột quan trọng nhất của quan hệ Việt Nam-Campuchia

Hợp tác quốc phòng luôn là một trong những trụ cột quan trọng nhất của quan hệ Việt Nam-Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất và mong muốn Quân đội ...

Điểm tin thế giới sáng 30/11: Rơi máy bay quân sự Osprey gần đảo Yakushima, Phần Lan đóng hết cửa khẩu với Nga, Phó Tổng thống Mỹ sẽ dự Hội nghị COP28

Điểm tin thế giới sáng 30/11: Rơi máy bay quân sự Osprey gần đảo Yakushima, Phần Lan đóng hết cửa khẩu với Nga, Phó Tổng thống Mỹ sẽ dự Hội nghị COP28

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 30/11.

Tin cũ hơn

Nga-Anh 'ăn miếng trả miếng' Nga-Anh 'ăn miếng trả miếng'
Điểm tin thế giới sáng 17/5: Diễn tập Rồng vàng tại Campuchia, Armenia-Azerbaijan đạt thỏa thuận mới, tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria Điểm tin thế giới sáng 17/5: Diễn tập Rồng vàng tại Campuchia, Armenia-Azerbaijan đạt thỏa thuận mới, tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria
Tin thế giới 16/5: Nga, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự, Anh không đưa quân tới Ukraine, Cuba tố Mỹ tài trợ kích động biểu tình bạo lực Tin thế giới 16/5: Nga, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự, Anh không đưa quân tới Ukraine, Cuba tố Mỹ tài trợ kích động biểu tình bạo lực
Thế giới Arab đề xuất tổ chức hội nghị hòa bình về Palestine, 'sốt sắng' hành động Thế giới Arab đề xuất tổ chức hội nghị hòa bình về Palestine, 'sốt sắng' hành động
Trung Quốc-Campuchia khai mạc cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc-Campuchia khai mạc cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai nước
Mỹ-Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không, phản lực thuộc top đáng sợ nhất thế giới xuất kích Mỹ-Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không, phản lực thuộc top đáng sợ nhất thế giới xuất kích
Lãnh đạo Nga, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh hứa luôn là bạn bè tốt, Moscow nói hợp tác chẳng nhằm vào bất kỳ ai, cam kết nắm tay nhau 'duy trì lẽ phải' Lãnh đạo Nga, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh hứa luôn là bạn bè tốt, Moscow nói hợp tác chẳng nhằm vào bất kỳ ai, cam kết nắm tay nhau 'duy trì lẽ phải'
Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh tô đậm sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ chia rẽ khi đối mặt Nga? Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh tô đậm sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ chia rẽ khi đối mặt Nga?
Anh sẽ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda Anh sẽ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda
Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ bình đẳng và không áp đặt về tất cả khúc mắc Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ bình đẳng và không áp đặt về tất cả khúc mắc
Tổng thống Nga đã đến Bắc Kinh, điều gì khiến ông Putin chọn Trung Quốc là điểm công du đầu tiên sau nhậm chức? Tổng thống Nga đã đến Bắc Kinh, điều gì khiến ông Putin chọn Trung Quốc là điểm công du đầu tiên sau nhậm chức?
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân