TIN LIÊN QUAN | |
Ô nhiễm môi trường đe doạ thành phố đẹp nhất Trung Quốc | |
Giờ Trái Đất 2017: Tắt đèn giúp giảm tình trạng ô nhiễm ánh sáng |
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã dùng những tàu ngầm robot để bắt một số cá thể giáp xác sinh sống tại rãnh Mariana. Họ phát hiện tỷ lệ chất gây ô nhiễm tại rãnh Mariana (ở Thái Bình Dương) còn cao hơn cả ở những dòng sông bị ô nhiễm nặng của Trung Quốc.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, Ecology & Evolution cho thấy, chất ô nhiễm trong cơ thể của những cá thể giáp xác sinh sống tại rãnh Mariana cao gấp 50 lần so với những cá thể cua sinh sống tại sông Liêu Hà (Trung Quốc), một trong những con sông ô nhiễm nhất của đất nước này.
Một số loài giáp xác sinh sống tại rãnh Mariana. (Nguồn: National Geographic) |
Những chất được phát hiện là những chất hữu cơ khó phân hủy, được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1970. Nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian này, các quốc gia trên thế giới đã sản xuất ra khoảng 1,3 triệu tấn hóa chất nói trên. Tuy nhiên, một phần của lượng hóa chất này đã xâm nhập vào môi trường tự nhiên qua các sự cố công nghiệp, xả thải, rò rỉ bãi rác, hoặc do tiêu hủy không hoàn toàn. Do những chất này khó bị phân hủy nên chúng sẽ tồn tại trong môi trường trong một thời gian rất dài.
Nhà khoa học Alan Jamieson của trường Đại học Newcastle (Anh Quốc) chia sẻ: “Lâu nay, chúng tôi vẫn nghĩ rằng đáy biển sâu là nơi ít hoặc không bị tác động bởi con người. Tuy vậy, nghiên cứu này đã cho thấy điều ngược lại. Mức độ ô nhiễm cao tại khu vực đáy biển sâu đã cho thấy con người đang tàn phá hành tinh này như thế nào”.
Những chất hữu cơ khó phân hủy nói trên được cho là xuất phát từ những khu vực công nghiệp hóa ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Sau khi bám vào những mảnh nhựa hoặc kim loại từ bãi rác Great Pacific Garbage Patch gần đó, những chất hóa học sẽ lắng xuống đáy biển, đặc biệt là những rãnh sâu - nơi chúng không bị dòng hải lưu cuốn đi.
Nghiên cứu cũng phát hiện những chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đã chìm xuống các rãnh sâu dưới đáy biển một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như những chất phóng xạ do sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 đã giúp các nhà khoa học biết được những chất này mất từ 3 đến 6 tháng để lắng từ mặt nước xuống đáy biển.
Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất được biết đến. Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía Đông quần đảo Mariana. Rãnh có chiều dài khoảng 2.550km và nơi sâu nhất là gần 11.000m dưới mực nước biển. |
Trung Quốc lần đầu bắt giam người gây ô nhiễm Một công nhân của một nhà máy tại quận Môn Đầu Câu, Bắc Kinh, đã bị giam giữ vì hành vi xả thải quá mức ... |
Thống kê giật mình về tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà CCTV đưa tin một thống kê mới đây khiến nhiều người giật mình khi 90% số trẻ mắc bệnh bạch cầu sống trong những ngôi ... |
Uống vitamin B có thể giúp giảm tác hại do ô nhiễm không khí Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho hay, uống các loại vitamin B mỗi ngày có thể giúp giảm một ... |