Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu 2021

Bảo Chi
Tối 28/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu năm 2021 với chủ đề "Phụ nữ - Chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ khai mạc Hội nghị. (Nguồn: TTXVN)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ khai mạc Hội nghị. (Nguồn: TTXVN)

Hội nghị năm nay thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng chục quan chức cấp bộ trưởng/thứ trưởng, hàng trăm nữ lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện các tổ chức phụ nữ

Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Hội nghị Irene Natividad và các đại biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực ứng phó với đại dịch Covid-19 và chuyển đổi để thích ứng với thế giới hậu đại dịch; Đánh giá cao vai trò và những đóng góp hơn 30 năm qua của Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu trong quá trình này, đặc biệt trong việc khơi dậy các giải pháp tiềm năng, sáng tạo để giải quyết các thách thức toàn cầu đối với nhân loại và tăng cường giao lưu, kết nối giữa các nữ chính khách, doanh nhân.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh vai trò toàn diện và đóng góp to lớn của phụ nữ trong những nỗ lực chung đẩy lùi đại dịch Covid-19 và ứng phó với các tác động tiêu cực của dịch bệnh, song điều đáng tiếc là phụ nữ và trẻ em gái cũng chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu sau đại dịch.

Trong bối cảnh đó, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng đại dịch chính là hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc, thúc giục các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải chung tay hành động mạnh mẽ để kiểm soát dịch bệnh, giữ vững ổn định xã hội, phục hồi và phát triển theo hướng bền vững, bao trùm và sáng tạo, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với tăng trưởng xanh. Phụ nữ không chỉ cùng vươn lên hội nhập, bắt kịp, mà còn đi đầu, tham gia dẫn dắt những xu hướng phát triển của thời đại.

Phó Chủ tịch nước khẳng định vai trò và đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam, không chỉ trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay.

Phụ nữ Việt Nam hiện chiếm 30,26% tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (cao nhất trong vòng 45 năm qua), 50% tỷ lệ lãnh đạo chủ chốt tại các bộ, cơ quan ngang bộ; tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5%, xếp thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất thế giới...

Phụ nữ Việt Nam cũng tích cực tham gia quá trình phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là trên tuyến đầu chống dịch. Phó Chủ tịch nước khẳng định thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vừa là chủ trương, chính sách nhất quán và xuyên suốt, vừa là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam tại các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.

Để hiện thực hóa một thế giới hòa bình, thịnh vượng, nhân văn và bền vững, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi cần phải phát huy vai trò và sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc gia và quốc tế, nhất là trong ngăn ngừa xung đột và giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống, tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi các nền kinh tế.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh phụ nữ cần được đặt ở vị trí trung tâm của mọi nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn lực, tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ, được trang bị kỹ năng để khởi nghiệp và phát triển kinh tế số; cho rằng cần nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số, phát huy vai trò phụ nữ trong quá trình xây dựng nền kinh tế số, tăng trưởng xanh, bao trùm và bền vững, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị. (Nguồn: TTXVN)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị. (Nguồn: TTXVN)

Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch nước đề xuất Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu xem xét thành lập quỹ hoặc giải thưởng thường niên để tôn vinh các sáng kiến xuất sắc về bảo đảm đa dạng giới trong lãnh đạo doanh nghiệp, và các phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đóng góp tích cực cho xã hội, phòng chống dịch, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch nước cũng kêu gọi tăng cường vai trò và hoạt động hiệu quả của các mạng lưới phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, ở mọi cấp độ, để phụ nữ có thể kết nối dễ dàng hơn, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, và giúp đỡ lẫn nhau cùng vươn lên.

Trong khuôn khổ Hội nghị, đoàn Việt Nam với nhiều lãnh đạo bộ, ngành đã tham gia đóng góp tích cực tại gần 20 phiên thảo luận toàn thể và chuyên đề về nhiều chủ đề mang tính thời sự như vai trò của đối tác công - tư trong thúc đẩy bình đẳng giới, các xu hướng lớn hậu Covid-19, chuyển đổi nền kinh tế xanh, tăng cường trách nhiệm doanh nghiệp, chuyển đổi công nghệ trong công nghiệp, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, phát triển doanh nghiệp và tiếp cận người tiêu dùng nữ, phát triển mạng lưới đối tác và thương hiệu...

Trong tiếp xúc và trao đổi, trưởng đoàn các nước và các đại biểu quốc tế đều hoan nghênh nỗ lực đóng góp của đoàn Việt Nam tại Hội nghị trong suốt 20 năm qua, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đồng thời bày tỏ ấn tượng sâu sắc về sự năng động của các nữ doanh nhân Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đoàn cũng tích cực giới thiệu một số sản phẩm của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè quốc tế.

Được thành lập và hoạt động từ năm 1990, Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu là một diễn đàn quốc tế uy tín về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Hội nghị là nơi quy tụ các chính khách và doanh nhân từ khắp mọi nơi trên thế giới đến để trao đổi và thúc đẩy các sáng kiến nhằm khuyến khích sự đóng góp và tăng cường vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Phó Chủ tịch nước thăm Bulgaria, Hy Lạp, tham dự Hội nghị tại Bồ Đào Nha: Chuyến thăm đa mục tiêu

Phó Chủ tịch nước thăm Bulgaria, Hy Lạp, tham dự Hội nghị tại Bồ Đào Nha: Chuyến thăm đa mục tiêu

Từ ngày 25/10-2/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm song phương Bulgaria, Hy Lạp, tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ ...

Hoạt động của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Bulgaria

Hoạt động của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Bulgaria

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Bulgaria, chiều ngày 26/10, tại thủ đô Sofia, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gặp Quyền ...

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động