Nhỏ Bình thường Lớn
Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2023:

Tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt trên thị trường quốc tế bằng cách nào?

Dù là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về dệt may với kim ngạch mỗi năm hàng chục tỷ USD nhưng các thương hiệu Việt vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên bản đồ dệt may toàn cầu. Làm sao để tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu dệt may Việt Nam?
Tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt trên thị trường quốc tế bằng cách nào?
Các thương hiệu Việt vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên bản đồ dệt may toàn cầu. Làm sao để tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu dệt may Việt Nam? (Nguồn: Báo Công Thương)

Do phần lớn các sản phẩm là gia công cho đều gắn mác, nhãn hiệu của nước ngoài, khiến người tiêu dùng thế giới khi được hỏi đều không biết đến thương hiệu dệt may Việt Nam.

Về chất lượng sản phẩm thời trang của dệt may Việt Nam được các nhà nhập khẩu đánh giá có nhiều tiến bộ về kỹ thuật đường nét, giá cả phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của phân khúc người tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, đa phần sản phẩm mới tập trung vào nhóm khách hàng trung lưu và nhóm khách hàng có thu nhập thấp, mặc dù khâu thiết kế, mẫu mã, kiểu dáng đã được chủ động hơn nhưng vẫn còn thua kém so với các sản phẩm thời trang của các đối thủ cạnh tranh. Ðể từng bước tiếp cận được phân khúc khách hàng thượng lưu trên thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải cải thiện chất lượng sản phẩm một cách rõ rệt, có như vậy mới đứng vững trên thị trường trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng trên khu vực và thế giới.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngoài việc phải phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài, các khâu dệt, nhuộm hoàn tất và thiết kế chúng ta đều thiếu và yếu. Nhiều nhãn hàng của Việt Nam nổi tiếng tại thị trường trong nước nhưng cũng không thể xuất khẩu bằng chính thương hiệu đó ra thế giới nên giá trị gia tăng không cao.

Hiện, dệt may Việt Nam đang nằm ở vùng trũng, vùng thấp trong chuỗi dệt may toàn cầu. Nếu chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, đẩy mạnh được khâu thiết kế chắc chắn sẽ tạo ra giá trị thặng dư cao.

Do đó, đã đến lúc các doanh nghiệp dệt may cần có chiến lược xây dựng những thương hiệu mạnh, cũng như phát triển các giá trị thương hiệu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ðồng thời, định hướng chiến lược để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phát huy giá trị của thương hiệu nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Chia sẻ tại Triển lãm quốc tế vải cao cấp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (VCCI TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với các đơn vị tổ chức ở TP Hồ Chí Minh từ ngày 20-22/9, ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI TP. Hồ Chí Minh lưu ý, các cam kết của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng đã đưa ra quan điểm về việc sử dụng xanh, tái chế, phát triển bền vững, các tiêu chuẩn về lao động, minh bạch sản xuất… Những yêu cầu này từ các nước nhập khẩu đòi hỏi nhà sản xuất Việt phải thích ứng.

Trong khi đó, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có đủ năng lực, tài chính để đầu tư công nghệ đáp ứng các yêu cầu này, còn những doanh nghiệp nhỏ chủ yếu gia công thật sự là một thách thức lớn. Đặc biệt, EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 (sau Mỹ) đã đưa ra hàng loạt tiêu chuẩn mới, đòi hỏi khắt khe hơn, đặt ra nhiều nhiều thách thức chưa từng có tiền lệ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Những yêu cầu, tiêu chuẩn cao từ các thị trường xuất khẩu, khiến nhiều doanh nghiệp, kể cả một số thương hiệu có tên tuổi cũng phải “lúng túng” trong cách giải quyết, cộng thêm ảnh hưởng do hậu Covid-19 đã dẫn đến thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn.

Đây không chỉ là lo lắng của các doanh nghiệp sản xuất, mà còn là sự trăn trở của những nhà lãnh đạo quản lý khi khó khăn thường trực, đe doạ tổng kim ngạch xuất khẩu - một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế.

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp cận chuỗi cung ứng mở rộng thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, chủ động trang bị kiến thức về cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Đơn cử như hàng dệt may muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định CPTPP thì cần phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”. Còn quy tắc xuất xứ chủ đạo cho mặt hàng dệt may trong EVFTA là “từ vải trở đi”. Điều này có nghĩa một sản phẩm may mặc ở Việt Nam được coi là đạt xuất xứ theo EVFTA khi vải được dệt, hoàn thiện và cắt, may tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của từng thị trường (chính sách xuất nhập khẩu của từng nước, các quy định bắt buộc hoặc được khuyến khích) đối với hàng nhập khẩu, như quy định về kiểm dịch động thực vật, các tiêu chuẩn kỹ thuật và xu hướng tiêu dùng của thị trường...

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) khẳng định, chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, doanh nghiệp buộc phải thực hiện. Để tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường.

Để làm được việc này, doanh nghiệp lưu ý: Phải tìm cách để giữ chân người lao động, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; có được đơn hàng trong thời điểm này là quý, nên doanh nghiệp nên chấp nhận những đơn hàng nhỏ lẻ vừa tạo việc làm cho người lao động vừa giữ chân khách hàng, song song đó chú trọng đến thị trường nội địa và khai thác thị trường mới. Đặc biệt, doanh nghiệp cần giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết.

Trong chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 12/2022 cũng quy định rõ: Phát triển ngành dệt may, da giày phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

Xuất khẩu ngày 18-22/4: Bỉ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam; ngành dệt may tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu ngày 18-22/4: Bỉ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam; ngành dệt may tăng trưởng ấn tượng

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt 200 tỷ USD, xuất khẩu dệt may tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm... là những ...

Đơn hàng tỷ USD dồn dập, doanh nghiệp dệt may vẫn kêu khó

Đơn hàng tỷ USD dồn dập, doanh nghiệp dệt may vẫn kêu khó

Từ đầu năm, ngành dệt may được dự báo sẽ có bước tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các yếu tố phục hồi từ các thị ...

Ngành dệt may đang vướng phải 'chướng ngại vật' nào?

Ngành dệt may đang vướng phải 'chướng ngại vật' nào?

Tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu 22,3 tỷ USD, nhưng ngành dệt may lo ngại khi bước ...

Dệt may Việt Nam mất dần lợi thế, để vuột cơ hội về tay Bangladesh, Ấn Độ

Dệt may Việt Nam mất dần lợi thế, để vuột cơ hội về tay Bangladesh, Ấn Độ

Nhiều doanh nghiệp dệt may không khỏi lo lắng khi đơn hàng đang có sự dịch chuyển từ Việt Nam sang Bangladesh, Ấn Độ… bởi ...

Dệt may vào mùa bội thu

Dệt may vào mùa bội thu

Ngành dệt may Việt Nam đã có một năm thành công ngoài mong đợi khi tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, ...