Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Cuối năm vẫn lấy phiếu tín nhiệm

Mặc dù Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đang được sửa, bổ sung và chưa được Quốc hội kỳ họp thứ 7 khóa XIII thông qua, nhưng cuối năm 2014 việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết này vẫn diễn ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu. (Ảnh: vtc.vn)

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với báo chí bên hàng lang Quốc hội chiều 23.6.

Sáng 23.6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo gửi cho các vị ĐBQH có nêu ĐBQH đã thảo luận rất kỹ về dự thảo Nghị quyết 35, đây là một Nghị quyết rất quan trọng, lần đầu tiên chúng ta tổ chức được cử tri đồng tình và hoan nghênh việc lấy phiếu tín nhiệm, coi đây là một hình thức giám sát rất quan trọng ở Quốc hội và cơ quan dân cử đối với những người do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu phê chuẩn.

Tuy nhiên đây là lần đầu thực hiện nên còn những bất cập và hạn chế vướng mắc nên Quốc hội quyết định cần sơ kết để sửa đổi bổ sung. Lần này ĐBQH thấy cần có thêm thời gian để nghiên cứu kỹ hơn để sửa đổi đảm bảo chất lượng tốt hơn, tạo ra sự đồng thuận cao hơn trong cử tri và cả ĐBQH. Chính vì thế Quốc hội quyết định lùi chưa thông quan Nghị quyết 35 sửa đổi tại kỳ họp thứ 7 lần này để sang kỳ họp sau.

Ủy ban Thường vụ Quốc và ĐBQH đều nhất trí 3 nội dung quan trọng, thứ nhất là phải xác định tiếp tục chủ trương lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Thứ hai cuối năm nay vẫn tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn. Thứ ba là đồng ý chuyển sang kỳ họp sau để làm cho tốt hơn.

Lấy theo Nghị quyết 35 hiện nay, bởi nếu có sửa đổi Nghị quyết 35 tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa XIII, chưa kịp, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là mọi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ ngày công bố nhưng phải đăng công báo rồi có hiệu lực 45 ngày từ ngày Quốc hội thông qua. Chính vì thế phải làm theo Nghị quyết 35.

Không có bất cập gì cả, Quốc hội đã nói rồi hằng năm lấy phiếu, trong Nghị quyết 35 nói không phải Quốc hội lấy phiếu hàng năm, bắt đầu từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ thứ nhất, rồi năm đầu của nhiệm kỳ tiếp còn riêng nhiệm kỳ này tiếp tục lấy cuối năm 2014. Cái này đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngay từ đầu kỳ họp.

Tại kỳ họp này có rất nhiều ý kiến ĐB khác nhau về nội dung, ví dụ như đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, nhiều ĐB và cử tri đề nghị mở rộng thêm đối tượng là giám đốc sở và các trưởng phòng của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ chức danh đầu ngành khác, đấy cũng là vấn đề khác biệt. Hay vấn đề về hình thức lấy phiếu, thời điểm, thời gian lấy phiếu, cũng như quy trình xử lý hệ quả của việc lấy phiếu cũng có những ý kiến khác nhau. Chính vì thế ĐB Quốc hội đồng ý với Ủy ban Thường vụ Quốc hội là lùi thời hạn việc thông qua Nghị quyết 35 để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đảm bảo chất lượng tạo ra sự đồng thuận cao hơn. Quốc hội cũng giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan lấy ý kiến của cử tri, lấy thêm ý kiến của ĐB Quốc hội Hội đồng nhân dân để hoàn thiện dự thảo của Nghị quyết 35.

Một số ĐBQH có đề xuất Quốc hội có Nghị quyết riêng về tình hình Biển Đông, nhưng có thể thấy ngay từ đầu kỳ họp Quốc hội đã thảo luận trao đổi bàn bạc rất kỹ công khai tại hội trường. Ngay sau đó Quốc hội có một thông báo tuyên bố rõ lập trường chính nghĩa của ta, nói rõ quan điểm xử lý vấn đề Biển Đông. Trong kỳ họp này Ủy ban đối ngoại của Quốc hội đã công hàm gửi đến cho Quốc hội và nghị sĩ các nước, trong đó nêu rõ những yêu cầu và quan điểm của Việt Nam với vấn đề Biển Đông và tại phiên bế mạc Chủ tịch Quốc hội một lần nữa sẽ nói rõ lập trường của Quốc hội Việt Nam để cử tri và đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế về thái độ của Việt Nam trước vấn đề Biển Đông.

P.V

Đọc thêm

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Đoàn công tác số 9 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam ...
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động