TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam luôn coi Đức là đối tác quan trọng hàng đầu ở châu Âu | |
Việt Nam - Đức tiến hành họp Nhóm Điều hành chiến lược lần thứ 4 |
Về quan hệ song phương, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Hiện nay Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Sigmar Gabriel nhất trí sẽ chỉ đạo hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đức tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất hơn nữa, nhất là về thương mại, đầu tư, giáo dục, lao động, dạy nghề, du lịch, công nghệ…
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel. (Ảnh: TTXVN) |
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị phía Đức thúc đẩy EU để chính thức ký kết Hiệp định EVFTA trong năm 2017, công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam cùng thời điểm ký EVFTA.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao việc Đức mời Việt Nam với tư cách nước chủ nhà APEC 2017 tham dự các hội nghị Nhóm G20 trong năm nay. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng mời Đức với tư cách là Chủ tịch G20 tham gia một số hoạt động trong khuôn khổ năm APEC 2017 tại Việt Nam.
Hai bên nhất trí cho rằng, nghị trình và các ưu tiên của G20 và APEC năm nay có nhiều điểm tương đồng, do đó việc tăng cường hợp tác và phối hợp chính sách giữa G20 và APEC là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển bền vững, liên kết và tự do hóa thương mại.
Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc tăng cường phối hợp tại các diễn đàn, tổ chức khu vực, quốc tế và Liên Hợp Quốc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh việc Đức trở thành Đối tác phát triển của ASEAN từ năm 2016 và bày tỏ mong muốn Đức tăng cường hỗ trợ ASEAN trong một số lĩnh vực chủ chốt như công nghệ xanh, nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách phát triển, cơ sở hạ tầng, giáo dục, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai…
Phó Thủ tướng đề nghị Đức và EU tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), góp phần tích cực bảo đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực.
Khai mạc Triển lãm báu vật khảo cổ Việt Nam tại Đức Ngày 7/10, khoảng 700 quan khách đã tới Viện Bảo tàng khảo cổ LWL ở thành phố Herne, bang Nordrhein-Westfalen, dự khai mạc Triển lãm ... |
Đức muốn tăng cường hợp tác du lịch với Việt Nam Ông Jürgen Klimke , Nghị sỹ Liên bang thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức (CDU) khẳng định như vậy trong cuộc ... |
Brexit và ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam và Đức Trong khi Brexit vẫn đang làm nóng châu Âu, thì tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam-Đức cũng phối hợp với Viện Friedrich-Naumann của ... |