Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Phiên họp trực tuyến cấp cao Hội đồng Bảo an LHQ

Hoàng Trung Hiếu
TGVN. Nhận lời mời của Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, ngày 24/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự và phát biểu tại Phiên họp trực tuyến cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Phiên họp trực tuyến cấp cao Hội đồng Bảo an LHQ
Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Phiên họp trực tuyến HĐBA LHQ về Quản trị toàn cầu sau Covid-19. (Ảnh: Trung Hiếu)

Phiên họp trực tuyến với chủ đề “Quản trị toàn cầu giai đoạn sau Covid-19 và hoà bình, an ninh quốc tế” do Niger, Chủ tịch HĐBA tháng 9/2020 tổ chức, có sự tham gia của 4 Tổng thống (Niger, Nam Phi, Estonia, Tunisia), 2 Phó Thủ tướng (Saint Vincent & Grenadines, Việt Nam), 4 Bộ trưởng Ngoại giao (Trung Quốc, Nga, Pháp, Bỉ), Quốc vụ khanh Đức và Anh, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia, đại diện ngoại giao Mỹ, Cộng hoà Dominicana và các báo cáo viên gồm Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, Chủ tịch Uỷ ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat.

Trong phát biểu, Tổng Thư ký LHQ nhận định chủ nghĩa đa phương, hoà bình và an ninh quốc tế đang bị tác động nặng nề trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu diễn biến phức tạp, đồng thời Covid-19 là nhân tố làm bộc lộ những yếu điểm của hệ thống quản trị toàn cầu, đe doạ sự phát triển bền vững của xã hội.

Do đó, LHQ cần tăng cường hợp tác cùng các tổ chức khu vực và các đối tác quốc tế khác nhằm tìm giải pháp toàn diện cho những thách thức này, tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó của thế giới đối với các rủi ro an ninh do đại dịch Covid-19 gây ra; các thể chế đa phương có vai trò thiết yếu trong xử lý các vấn đề toàn cầu một cách bền vững; các quốc gia cần tăng cường hợp tác quốc tế, cùng “phối hợp, linh hoạt và sẵn sàng hành động” để vượt qua những trở ngại trước mắt.

Chủ tịch Uỷ ban AU kêu gọi nâng cao năng lực của hệ thống y tế toàn cầu, bao gồm sớm nghiên cứu và sản xuất vaccine; khẳng định AU mong muốn tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một thế giới đoàn kết, hợp tác.

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, chỉ trong vòng hơn một tháng qua, thế giới có tới hơn 10 triệu người đã nhiễm Covid-19, hơn 200 nghìn người thiệt mạng và còn rất nhiều người dân khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những tác động kéo dài của đại dịch. Điều đó cho thấy thế giới chúng ta dễ bị thương tổn, làm nổi lên những thách thức đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ như hệ thống y tế còn bất cập; những hạn chế trong bảo trợ xã hội; bất bình đẳng; suy thoái môi trường; khủng hoảng khí hậu; đồng thời đại dịch cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp tác đa phương, gây ra những căng thẳng về chính trị, xu thế vị kỷ, thậm chí lợi dụng đại dịch như một công cụ để kích động phân biệt đối xử và hận thù.

Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam cam kết tham gia các nỗ lực toàn cầu để ứng phó với những thách thức chung, tránh để những thách thức này ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định của khu vực và quốc tế.

Phó Thủ tướng nhận định, kinh nghiệm ở nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có Việt Nam và ASEAN, cho thấy quản trị tốt chính là nền tảng để vượt qua dịch Covid-19, đặc biệt là thông qua việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và lấy người dân làm trung tâm, cảnh báo và ứng phó sớm, thống nhất và gắn kết xã hội, tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển.

Một nền quản trị toàn cầu tốt cần hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, theo đó cộng đồng quốc tế cần ưu tiên phục hồi kinh tế, tập trung hỗ trợ các nước đang phát triển, giải quyết bất bình đẳng và nguyên nhân gốc rễ của xung đột, bảo vệ và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người phải rời bỏ chỗ ở do xung đột, đồng thời tăng cường các cam kết chính trị và tài chính, đặc biệt từ các nước phát triển, để hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương và các quốc gia đang gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, vấn đề có ý nghĩa tiên quyết là các quốc gia xây dựng lòng tin, duy trì cam kết và cùng nhau hợp tác để thượng tôn chủ nghĩa đa phương với LHQ là trung tâm điều phối và vai trò tích cực hơn của các tổ chức khu vực. Về phần mình, các cơ chế đa phương cần thúc đẩy cải cách hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng.

Phó Thủ tướng cho rằng, HĐBA LHQ cần thể hiện hợp tác ở mức độ cao nhất, nâng cao khả năng thích ứng để ứng phó với những thách thức an ninh toàn cầu và các thách thức an ninh phi truyền thống, sử dụng tốt nhất những công cụ trong thẩm quyền của mình, đặc biệt là ngoại giao phòng ngừa, ngăn ngừa xung đột và triển khai các nhiệm vụ gìn giữ hoà bình. Trên cơ sở đó, Việt Nam ủng hộ việc thực hiện Nghị quyết 2532 của HĐBA LHQ và kêu gọi các bên tham chiến thực hiện nghiêm túc lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về việc ngừng bắn trên toàn cầu.

Phó Thủ tướng cho biết thêm, vào ngày 8/8/2020, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố chung nhắc lại các cam kết duy trì khu vực hoà bình, an ninh, trung lập và ổn định của các quốc gia Đông Nam Á, củng cố các giá trị hướng tới hoà bình trong khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tiếp đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 diễn ra vào ngày 9/9/2020, các nước thành viên ASEAN đã tái khẳng định quyết tâm phát triển một khuôn khổ toàn diện để thúc đẩy các nỗ lực phục hồi sau Covid-19, nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu những tác động sâu sắc của đại dịch.

Phó Thủ tướng khẳng định, trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam cam kết tham gia các nỗ lực toàn cầu để ứng phó với những thách thức chung, tránh để những thách thức này ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định của khu vực và quốc tế.

Nghị quyết 2532 được HĐBA thông qua ngày 1/7/2020 với nội dung chính là kêu gọi các bên xung đột ngừng tham chiến trong vòng ít nhất 90 ngày vì mục đích nhân đạo để tạo điều kiện cho hỗ trợ và tiếp cận nhân đạo.
Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Saudi Arabia

Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Saudi Arabia

TGVN. Ngày 23/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, ...

Việt Nam nối lại đường bay thương mại với Hàn Quốc

Việt Nam nối lại đường bay thương mại với Hàn Quốc

TGVN. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung Wha đánh giá cao quyết định của Việt Nam nối lại đường bay thương mại với ...

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/9

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/9

TGVN. Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 330/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Triệu hồi hơn 11.000 xe Honda tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Triệu hồi hơn 11.000 xe Honda tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Honda Việt Nam (HVN) vừa thông báo triệu hồi xe đối với hơn 11.000 chiếc thuộc các mẫu CR-V, Civic và Civic Type-R để sửa chữa phụ tùng thước lái.
Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Chiều ngày 7/11, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Kyrgyzstan Aibek Moldogaziev.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 9/11/2024, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 9/11/2024, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 9/11. Lịch âm hôm nay 9/11/2024? Âm lịch hôm nay 9/11. Lịch vạn niên 9/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn tình cảm chân thật

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn tình cảm chân thật

Xem tử vi 9/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
100% cầu thủ muốn MU giữ Van Nistelrooy

100% cầu thủ muốn MU giữ Van Nistelrooy

Sau trận thắng PAOK, thủ thành Andre Onana thúc giục MU giữ lại HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy.
Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Ngày 7/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo kế hoạch chuẩn bị giải tán Quốc hội và dọn đường cho các cuộc bầu cử sớm.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động