Ngân hàng Trung ương Lebanon. (Nguồn: AP) |
Kênh truyền hình địa phương của Lebanon al-Jadeed đưa tin ngày 4/4, Phó Thủ tướng Chami nêu rõ: "Nhà nước cũng như Ngân hàng Trung ương Lebanon đã phá sản, tuy nhiên chúng tôi sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại cho người dân".
Ông cho biết thêm các cuộc đàm phán để ký một thỏa thuận sơ bộ giữa Lebanon và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về một gói hỗ trợ nhằm giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng tài chính hiện vẫn đang diễn ra. Những vấn đề được đàm phán bao gồm việc tái cơ cấu ngành ngân hàng, kế hoạch phục hồi kinh tế, phê duyệt ngân sách cũng như dự luật về kiểm soát vốn.
Lebanon đang trong một cuộc khủng hoảng tài chính và thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng. Các chuyên gia tài chính cáo buộc các ngân hàng thương mại gửi ngoại tệ của khách hàng vào ngân hàng trung ương của nước này để đổi lấy lãi suất cao.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Lebanon đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ và hỗ trợ cho việc bù đắp thâm hụt ngân sách của nhà nước.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, cuộc họp lần thứ 4 của Nhóm tư vấn về khuôn khổ cải cách, phục hồi và tái thiết đã cảnh báo về nguy cơ leo thang khủng hoảng nhân đạo ở Lebanon.
Theo nhóm công tác trên, Lebanon cần nhanh chóng bắt tay vào lộ trình thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng một thỏa thuận với IMF và một chương trình ổn định cũng như phục hồi kinh tế toàn diện.
Kể từ cuối năm 2019, Lebanon đã phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, bao gồm việc giá trị đồng tiền giảm mạnh cũng như tình trạng thiếu nhiên liệu và y tế.
Đồng tiền của Lebanon đã mất tới 90% giá trị, làm xói mòn khả năng tiếp cận của người dân với các hàng hóa cơ bản, bao gồm thực phẩm, nước, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, trong khi tình trạng mất điện trên diện rộng diễn ra phổ biến do thiếu nhiên liệu.
| Tin thế giới 4/4: Tổng thống Nga tung hành động mới; Moscow nhắc nhở giới lãnh đạo phương Tây vụ Bucha; NATO đổ quân đến Đông Âu Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai lực lượng ở Đông Âu, thỏa thuận hạt nhân ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Mỹ liên tiếp áp lệnh trừng phạt - 'phát súng cảnh cáo' nhằm vào công ty Trung Quốc? Theo chuyên gia, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đóng vai trò như một lời cảnh báo đối với các công ty trên toàn ... |