Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Bảo Chi
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh thế giới và châu Á đang chứng kiến sự chuyển đổi sâu sắc với nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt với nhiều cơ hội và thách thức đan xen.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.

Sáng ngày 25/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao chủ đề “Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu”, không chỉ rất phù hợp mà còn là mệnh lệnh của hành động, là trách nhiệm to lớn đặt lên vai các nước châu Á vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Phó Thủ tướng nhấn mạnh thế giới và châu Á đang chứng kiến sự chuyển đổi sâu sắc với nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt với nhiều cơ hội và thách thức đan xen.

Trong bối cảnh đó, châu Á cần có trách nhiệm và đóng vai trò quan trọng vào tiến trình khai thác hiệu quả các cơ hội, hóa giải những khó khăn, thách thức to lớn của thời đại. Phó Thủ tướng khẳng định châu Á hội tụ đầy đủ tiềm năng, thế mạnh để nâng tầm đóng góp giải quyết các thách thức của nhân loại, trở thành hình mẫu cho hoà bình, hợp tác và phát triển.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã nêu 5 đề xuất quan trọng:

Thứ nhất, các quốc gia châu Á cần cùng nhau chia sẻ và hiện thực hóa tầm nhìn về xây dựng hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, lấy Hiến chương Liên hợp quốc làm trung tâm; kiên trì thúc đẩy hợp tác đa phương, tham gia cải tổ, nâng cao hiệu quả các thể chế quản trị toàn cầu như WTO, IMF, WB...; tăng cường trao đổi, phối hợp lập trường trong các vấn đề quản trị toàn cầu.

Thứ hai, châu Á cần thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn những nỗ lực và hành động chung trong giải quyết các thách thức toàn cầu, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), cũng như giải quyết các thách thức toàn cầu mới, phi truyền thống như an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh con người, an ninh y tế…; ủng hộ cách tiếp cận toàn cầu trong giải quyết các thách thức phát triển, khuyến khích sự tham gia sâu rộng hơn của doanh nghiệp trong các chương trình, dự án phát triển, tạo thuận lợi về thể chế, đẩy mạnh mô hình đối tác công-tư.

Thứ ba, các nước cần hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa để cùng phát triển nhanh, bao trùm và bền vững; phát huy tốt những động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo.

Các nước phát triển hơn trong khu vực cần hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực về thể chế, hạ tầng, nhân lực, chia sẻ công nghệ, mô hình quản trị, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng tự cường và bền vững…; phát triển kinh tế trên nền tảng lấy con người làm trung tâm, lấy những giá trị văn hóa tốt đẹp làm nền tảng, coi giải quyết khó khăn, thách thức là động lực để hợp tác cùng vươn lên mạnh mẽ hơn.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu năm đề xuất quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.

Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân, kết nối thế hệ trẻ, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch...hướng tới gắn kết và chia sẻ các giá trị chung.

Thứ năm, bảo đảm việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới. Cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.

Đối với vấn đề Biển Đông, các bên liên quan cần thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); đồng thời, kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan đã được UNCLOS 1982 xác lập.

Đánh giá cao vai trò quan trọng của Nhật Bản trong các nỗ lực nâng tầm sức mạnh của châu Á, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Nhật Bản đi đầu thúc đẩy các sáng kiến và là mắt xích then chốt trong cấu trúc liên kết kinh tế, các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, là quốc gia tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khôi phục và bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng, tăng cường hợp tác thương mại - đầu tư và ứng phó với các thách thức phát triển.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ với các đối tác, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản, Phó Thủ tướng tin tưởng, Việt Nam và Nhật Bản sẽ trở thành hình mẫu của quan hệ đối tác vì phát triển trên cơ sở triển khai hiệu quả các khuôn khổ, dự án hợp tác đầu tư-thương mại, khoa học công nghệ, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chiến lược, bảo đảm an ninh lương thực và chuyển đổi năng lượng.

Phó Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đóng góp đưa quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn.

Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chia sẻ các mục tiêu, định hướng, quan điểm và ưu tiên phát triển của Việt Nam; nhấn mạnh Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam cam kết đóng góp hết sức mình vì hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới.

Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 diễn ra trong hai ngày 25-26/5/2023 tại Tokyo với chủ đề “Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu”.

Tham dự Hội nghị có các Nguyên thủ và Lãnh đạo nhiều nước châu Á, trong đó có Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước Lào, Tổng thống Sri Lanka, Phó Thủ tướng Singapore, Thái Lan và cựu Thủ tướng Malaysia… cùng gần 600 đại biểu là đại diện Chính phủ các nước, các cơ quan nghiên cứu, học giả và doanh nghiệp trong và ngoài khu vực.

Hội nghị năm nay tập trung thảo luận về tình hình thế giới, khu vực; tầm nhìn, vai trò và định hướng hợp tác của châu Á trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, phục hồi và phát triển kinh tế, chuyển đổi xanh, biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển, suy giảm các giá trị dân chủ và bất bình đẳng xã hội.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á

Ngày 24/5, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 tại Tokyo, Phó ...

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Việt Nam đoàn kết cùng châu Á tạo dựng sức mạnh, hướng đến tương lai

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Việt Nam đoàn kết cùng châu Á tạo dựng sức mạnh, hướng đến tương lai

Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Hội nghị Tương ...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lào

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lào

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị, thời gian tới, hai Bộ Nội vụ Việt Nam-Lào cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong ...

Việt Nam-Campuchia chú trọng tăng cường giao lưu nhân dân, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống

Việt Nam-Campuchia chú trọng tăng cường giao lưu nhân dân, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống

Việt Nam-Campuchia nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc chính trị, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế-thương mại và thúc đẩy các ...

Australia sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyển đổi số

Australia sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyển đổi số

Chiều 17/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Đặc phái viên Đông Nam Á của Chính phủ Australia ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kết quả xổ số hôm nay, 22/2: XSMN 22/2/2025 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

Kết quả xổ số hôm nay, 22/2: XSMN 22/2/2025 - Xổ số TP.HCM, xổ số Long An, xổ số Bình Phước và xổ số Hậu Giang

XSMN 22/2 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/2/2025. Kết quả xổ số hôm nay 22/2, được các công ty Xổ số TP.HCM, Long An, Bình Phước ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Man City vs Liverpool: Bước ngoặt của mùa giải

Nhận định, dự đoán tỷ số Man City vs Liverpool: Bước ngoặt của mùa giải

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Man City vs Liverpool tại vòng 26 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 23/2.
Những ngày đầu trong quân ngũ của các chiến sĩ mới

Những ngày đầu trong quân ngũ của các chiến sĩ mới

Những ngày đầu nhập ngũ, các chiến sĩ mới còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng đã được các thủ trưởng trong đơn vị quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình…
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Chelsea: Thách thức cho The Blues

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Chelsea: Thách thức cho The Blues

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Chelsea tại vòng 26 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 00h30 ngày 23/2.
Nga đặt mục tiêu sở hữu các công nghệ lõi, dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học - công nghệ trọng yếu

Nga đặt mục tiêu sở hữu các công nghệ lõi, dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học - công nghệ trọng yếu

Nga đặt mục tiêu đi đầu trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ trọng yếu, không chỉ phát triển mà còn sở hữu các công nghệ lõi...
Đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ: Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ: Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ: Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hội nghị Ngoại trưởng G20: Bài toán công bằng trong phát triển với các nước Nam bán cầu

Hội nghị Ngoại trưởng G20: Bài toán công bằng trong phát triển với các nước Nam bán cầu

Cuộc họp các ngoại trưởng G20 diễn ra trong tuần này là cơ hội để thúc đẩy công bằng trong phát triển với các nước Nam bán cầu.
Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động: Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Diễn biến mới là bước 'dạo đầu', báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập trật tự thế giới ...
Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ.
Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi các cam kết quốc tế, châu Âu chưa rõ mình sẽ gắn với cực nào để duy trì ảnh hưởng.
Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.
Thủ tướng New Zealand: Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á

Thủ tướng New Zealand: Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á

Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ đến Việt Nam vào tuần tới, thăm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu gồm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp.
Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Việc cải tổ chính quyền liên bang có thật sự giúp Mỹ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc - một ưu tiên hàng đầu của ông Trump?
Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Dầu mỏ và khí đốt nắm trong tay quyền lực rộng lớn, đủ sức định hình cấu trúc địa chính trị toàn cầu.
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Phiên bản di động