Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 tại Nga

Bảo Chi
Nhận lời mời của Cố vấn Tổng thống Liên bang Nga, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg Anton Kobyakov, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 (SPIEF 2024) từ ngày 5 đến ngày 8/6.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 tại Nga
Diễn đàn SPIEF 2024 sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 8/6 tại thành phố St. Petersburg, Liên bang Nga. (Nguồn: SPIEF 2024)

Dự kiến, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ phát biểu tại phiên khai mạc SPIEF 2024 vào trưa 6/6. Đoàn Kiểm toán Nhà nước do Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ dẫn dầu sẽ tham dự phiên trao đổi đặc biệt “Kiểm toán Nhà nước với vai trò là công cụ để đạt được các ưu tiên phát triển quốc gia”.

Sputnik của Nga đưa thông tin, Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg 2024 sẽ có sự tham dự của hơn 17 nghìn người và 3,4 nghìn đại diện truyền thông từ 136 quốc gia, Cố vấn của Tổng thống Liên bang Nga, Thư ký điều hành Ban tổ chức SPIEF Anton Kobyakov cho biết.

Theo công bố từ trang web chính thức của SPIEF 2024, “Chủ đề chính của sự kiện năm nay là “Nền tảng của thế giới đa cực – sự hình thành các trung tâm tăng trưởng mới”. Các cuộc thảo luận sẽ “gợi mở vị trí và vai trò của Nga trong trật tự thế giới đa cực đang nổi lên”.

“Diễn đàn đã trở thành một sự kiện quan trọng, tập trung vào sự phát triển của quốc gia. Tỷ lệ tham gia và sự quan tâm đến diễn đàn đã đạt đến mức trước đại dịch Covid-19. Hôm nay, chúng tôi có thể tự tin nói rằng, thời kỳ phục hồi hoạt động kinh doanh đã kết thúc và chúng ta đang tiến vào giai đoạn tăng trưởng”, ông Kobyakov chia sẻ.

Ông Anton Kobyakov lưu ý, SPIEF hoạt động như một trong những trung tâm phát triển toàn cầu có chủ quyền và hoàn thành sứ mệnh độc đáo về mặt lịch sử là duy trì sự cân bằng quyền lực toàn cầu, xây dựng một hệ thống quốc tế đa cực, tạo điều kiện cho sự phát triển dựa trên chương trình nghị sự thống nhất và mang tính xây dựng theo lợi ích quốc gia của Liên bang Nga.

Theo kế hoạch, SPIEF 2024 hứa hẹn về một chương trình đối thoại năng động, bao gồm đa dạng các thảo luận nhóm, bàn tròn, bữa sáng bàn công việc và cả tranh luận trên truyền hình. Các đại biểu có thể tham gia đối thoại song phương với các đối tác nước ngoài, gặp gỡ các đại diện của BRICS, SCO, Liên minh kinh tế Á-Âu và ASEAN, đồng thời khám phá các khu vực kết nối do nhiều bên liên quan tổ chức.

Tại SPIEF 2024 còn có hơn 10 cuộc đối thoại kinh doanh, bao gồm các khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nga - châu Phi, Nga - Mỹ Latinh, Nga - Trung Quốc, Nga - Nam Phi và các cuộc họp song phương khác.

Dự kiến, khoảng 1.000 văn kiện sẽ được ký kết tại diễn đàn. Ngoài chương trình kinh doanh chính, Diễn đàn Kinh tế Thanh niên, Diễn đàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Diễn đàn Doanh nghiệp Sáng tạo BRICS và Diễn đàn An ninh Thuốc sẽ được tổ chức bên lề SPIEF.

Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg là sự kiện đặc biệt được tổ chức từ năm 1997 và được Tổng thống LB Nga bảo trợ từ năm 2005 đến nay. Trong hơn hai thập niên qua, SPIEF được xem như “Davos của nước Nga” đã tạo lập vị thế, trở thành một diễn đàn hàng đầu khu vực và thế giới nhằm thảo luận các xu hướng, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế không chỉ của riêng nước Nga mà còn của toàn thế giới. Diễn đàn cũng là điểm đến để cộng đồng doanh nghiệp quốc tế gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Diễn đàn SPIEF 2024 sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 8/6 tại thành phố St. Petersburg, Liên bang Nga. Theo truyền thống, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể vào ngày 7/6.

Thủ tướng Mishustin ký sắc lệnh thành lập Đoàn Chủ tịch của chính phủ Nga để 'giải quyết các vấn đề khẩn cấp'

Thủ tướng Mishustin ký sắc lệnh thành lập Đoàn Chủ tịch của chính phủ Nga để 'giải quyết các vấn đề khẩn cấp'

Theo Hiến pháp liên bang về chính phủ Nga, Đoàn Chủ tịch có thể được thành lập trong cơ cấu Nội các theo đề nghị ...

Cường quốc kinh tế châu Á tìm thấy hướng đi mới?

Cường quốc kinh tế châu Á tìm thấy hướng đi mới?

Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok mới đây chia sẻ rằng, “nền kinh tế Hàn Quốc sẽ đối mặt với những thách thức lớn nếu ...

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2024

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2024

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt ...

Standard & Poor's hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Pháp

Standard & Poor's hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Pháp

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's (S&P) đưa ra báo cáo ngày 31/5, hạ xếp hạng tín dụng quốc gia ...

Quỹ đạo kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nhân Mai Vũ Minh

Quỹ đạo kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nhân Mai Vũ Minh

Việt Nam, một nhân tố sôi động trong bối cảnh kinh tế Đông Nam Á, đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.
Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM

Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và thành phố Saint Petersburg (Nga) chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Diễn đàn ...
Giá vàng hôm nay 29/9/2024: Giá vàng trong giai đoạn hỗn loạn của đợt tăng, liên tục vượt mọi kỷ lục, vàng nhẫn gây sốc, người mua lời to

Giá vàng hôm nay 29/9/2024: Giá vàng trong giai đoạn hỗn loạn của đợt tăng, liên tục vượt mọi kỷ lục, vàng nhẫn gây sốc, người mua lời to

Giá vàng hôm nay 29/9/2024, giá vàng tăng mạnh, liên tiếp vượt mọi kỷ lục, có thể cán mốc 3.000 USD/ounce? Giá vàng nhẫn tăng, bám sát vàng miếng.
Giá tiêu hôm nay 29/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, giá trong nước nhiều khả năng tăng nóng trở lại

Giá tiêu hôm nay 29/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, giá trong nước nhiều khả năng tăng nóng trở lại

Giá tiêu hôm nay 29/9/2024 tại thị trường trong nước nối dài chuỗi ngày giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.
Hezbollah, Houthi thề tấn công trả đũa Israel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi thế giới Hồi giáo cứng rắn với Tel Aviv

Hezbollah, Houthi thề tấn công trả đũa Israel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi thế giới Hồi giáo cứng rắn với Tel Aviv

Phong trào Hezbollah phóng tên lửa vào các vị trí của Israel ở biên giới phía Bắc, đáp trả việc Israel không kích giết chết thủ lĩnh Sayyed Hassan Nasrallah.
Cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan chia sẻ với khó khăn của người dân Yên Bái sau cơn bão Yagi

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan chia sẻ với khó khăn của người dân Yên Bái sau cơn bão Yagi

Hội người Việt tại Kazakhstan phối hợp với chính quyền địa phương trao tặng các suất quà cho người dân vùng lũ, các gia đình khó khăn tại Yên Bái.
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động